Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 như năm học 2021-2022.

Một buổi học lớp ghép 2 + 3 + 4 tuổi của điểm trường Lũng Slàng thuộc trường Mầm non xã Tri Phương (Tràng Định, Lạng Sơn). (Ảnh: TTXVN phát)

Một buổi học lớp ghép 2 + 3 + 4 tuổi của điểm trường Lũng Slàng thuộc trường Mầm non xã Tri Phương (Tràng Định, Lạng Sơn). (Ảnh: TTXVN)

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký ban hành Nghị quyết 165/NQ-CP ngày 20/12/2022 của Chính phủ về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022-2023.

Để tiếp tục hỗ trợ kịp thời đối với học sinh, sinh viên, hộ gia đình có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn, bình ổn giá và kiểm soát lạm phát, góp phần phục hồi phát triển kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 như năm học 2021-2022.

Cụ thể, đối với học phí của các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên, giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 bằng mức thu học phí của năm học 2021-2022 do Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành áp dụng tại địa phương.

Trường hợp địa phương tăng học phí năm học 2022-2023 thì ngân sách địa phương bảo đảm phần chênh lệch tăng thêm so với số thu học phí năm học 2021-2022. Mức hỗ trợ cho từng cơ sở giáo dục do địa phương xem xét quyết định.

Đối với cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, cơ sở giáo dục xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí, trình Ủy ban nhân dân để đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt. Khuyến khích các địa phương bố trí ngân sách tăng chi thường xuyên cho các cơ sở giáo dục.

Đối với học phí của các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 bằng mức thu học phí của năm học 2021-2022 do cơ sở giáo dục đã ban hành theo quy định của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Nhà nước cấp bù tiền miễn, giảm học phí theo mức trần học phí năm học 2021-2022 đã quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Khuyến khích các địa phương bố trí và huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện việc hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2022-2023 đối với học sinh, sinh viên đang theo học các ngành, nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các ngành nghề bị tác động do dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế-xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ ngày 30/1/2022 về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các bộ, ngành và các địa phương hướng dẫn các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý tổ chức triển khai thực hiện.

Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Khan hiếm nhân lực trình độ cao lĩnh vực công nghệ ''hot''

Doanh nghiệp lẫn trường ĐH cho rằng rất khó tuyển nhân lực trình độ cao lĩnh vực công nghệ 'hot' như blockchain , trí tuệ nhân tạo, big data... để có thể nghiên cứu hoặc đào tạo đội ngũ nhân lực kế cận vì nguồn này đang rất thiếu.

Thúc đẩy hợp tác giáo dục đào tạo trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Việt Nam với Bỉ

Chiều 15/12 (giờ địa phương), tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Vương quốc Bỉ, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Bỉ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trao các biên bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác với các trường đại học, tổ chức hàng đầu tại Bỉ về lĩnh vực giáo dục đại học và đổi mới sáng tạo. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Công chúa Bỉ Asstrid và lãnh đạo các bộ, ngành hai nước chứng kiến lễ ký.

Hợp tác công- tư trong GDĐH: Chưa phân định tài sản thuộc về ai, quản lý thế nào

Nếu không có khát khao đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục thì doanh nghiệp hầu như không mặn mà đầu tư cho giáo dục đại học.

Không xét tuyển sớm, trường sẽ bị động khi không tiếp cận được với thí sinh

Xét tuyển sớm tạo điều kiện cho các trường top dưới, ít thu hút tiếp cận thí sinh sớm hơn, thuận lợi trong tuyển sinh.

Coi trọng chất lượng giáo dục đại học

Thời gian qua, giáo dục đại học đã chuyển mình mạnh mẽ để đáp ứng kỳ vọng của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì giáo dục đại học Việt Nam đang đối diện nhiều thách thức, như hệ thống giáo dục đại học phát triển không đồng đều, chất lượng đào tạo và ngân sách đầu tư còn hạn chế.

Quy định về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Nghị định số 103/2022/NĐ-CP quy định về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục