(HBĐT) - Chị Vũ Thị Hoa ở khu 2, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) rất tự hào về thành tích học tập của cậu con trai út Phạm Anh Tuấn, hiện đang học song song 2 khoa của trường Đại học Thăng Long (Hà Nội). Trong 12 năm học phổ thông, con trai chị luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi, năm học lớp 12 còn xuất sắc đạt giải trong cuộc thi mang tầm quốc tế, nối dài và làm vẻ vang thêm truyền thống tốt đẹp của dòng họ Phạm - dòng họ học tập tiêu biểu trong nhiều năm nay của thị trấn Cao Phong cũng như toàn huyện Cao Phong.




Nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, chị Vũ Thị Hoa, khu 2, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) dành nhiều thời gian, tâm huyết cho việc học của con cháu trong gia đình. 

Còn đối với chị Bùi Thị Hương ở xóm Hải Phong, xã Bắc Phong, niềm vui cũng lấp lánh trong ánh mắt khi nhắc đến cậu con trai vừa xuất sắc trúng tuyển vào trường Sỹ quan Lục quân với số điểm cao. Nhân dịp tổng kết công tác khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XDXHHT) huyện năm 2022, chị Bùi Thị Hương thay mặt con trai đến nhận phần thưởng do Hội Khuyến học (HKH) huyện trao tặng. Đồng thời, vinh dự đại diện cho các gia đình học tập của xã Bắc Phong tham luận tại hội nghị.

Những năm gần đây, huyện Cao Phong đã triển khai tích cực, hiệu quả công tác KHKT, XDXHHT. Trong đó, giữ vai trò tiên phong là thị trấn Cao Phong với nhiều năm dẫn đầu phong trào thi đua khuyến học của huyện, là cộng đồng học tập điển hình xuất sắc của tỉnh, được các cấp Hội tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Theo đồng chí Nguyễn Chí Chung, Chủ tịch HKH thị trấn Cao Phong, năm 2022, HKH thị trấn đã tổ chức cho 1.420 hộ đăng ký xây dựng gia đình học tập, kết quả 1.420 hộ đạt danh hiệu (100%); 6/8 dòng học đăng ký và đạt danh hiệu "Dòng họ học tập" (75%); 7/7 đơn vị đăng ký và đạt danh hiệu "Cộng đồng học tập” (100%); 4/4 đơn vị được công nhận danh hiệu "Đơn vị học tập” (100%). Cùng với đó, thị trấn tiếp tục đẩy mạnh công tác KHKT, góp phần tạo nên những mảng màu tươi sáng trong bức tranh chung của toàn huyện.

20 năm trước, huyện Cao Phong được thành lập, là huyện nghèo với đời sống KT-XH nhiều khó khăn, công tác khuyến học phải đối mặt với nhiều bất cập, hiệu quả thấp. Đến nay, huyện đã vươn lên về nhiều mặt, những năm gần đây luôn đứng trong tốp đầu của khuyến học Hòa Bình. Hệ thống tổ chức Hội được củng cố với 100% xã, thị trấn, xóm, bản, khu dân cư có tổ chức khuyến học; trên 80 ban khuyến học các nhà trường, cơ quan, dòng họ được xây dựng, hoạt động hiệu quả; tổng số trên 12 nghìn hội viên khuyến học, chiếm 28% dân số toàn huyện. Đến cuối năm 2022, kết quả xây dựng các mô hình học tập đều hoàn thành vượt chỉ tiêu đề ra.

Được biết, những năm qua, huyện đã triển khai tích cực, đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị. Nếu năm 2016, số gia đình học tập mới đạt 20%; dòng họ học tập đạt 51,2%; cộng đồng học tập đạt 20,5%; đơn vị học tập đạt 22,5% thì đến năm 2022 đã có chuyển biến thuyết phục với các con số lần lượt là 89,5% (vượt chỉ tiêu tỉnh giao 19,5%); 70% (vượt chỉ tiêu 20%); 90% (vượt chỉ tiêu 30%); 100% (vượt chỉ tiêu 40%). Cùng với những con số "biết nói” đó, xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, xuất sắc của các mô hình học tập, như: Gia đình học tập tiêu biểu của bà Bùi Thị Thiên (xã Thạch Yên), gia đình ông Bùi Văn Danh (xã Thu Phong), gia đình ông Tạ Đình Đào (thị trấn Cao Phong); dòng họ học tập tiêu biểu như dòng họ Nguyễn Vũ (xã Bắc Phong), dòng họ Bùi Đức (xã Nam Phong); cộng đồng học tập xuất sắc như xóm Đồi (xã Tây Phong), xóm Thôi (xã Thạch Yên), xóm Bưng 2 (xã Thu Phong); đơn vị học tập tiêu biểu như trường mầm non xã Nam Phong, trường tiểu học thị trấn Cao Phong, Ban khuyến học cơ quan như Phòng GD&ĐT huyện…  

Đồng chí Phạm Hùng, Chủ tịch HKH huyện khẳng định: Để đạt những kết quả nổi bật đó, HKH các cấp trong huyện đã phát huy khá tốt vai trò; làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền; tập trung nâng cao chất lượng các mô hình học tập; làm tốt công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể để tiếp tục thực hiện tốt công tác KHKT, XDXHHT. Tinh thần hiếu học đã thắp sáng các vùng quê, đưa huyện vươn lên mạnh mẽ trong giai đoạn phát triển mới, phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện nông thôn mới.

Khánh An

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục