(HBĐT) - Với chiếc máy tính xách tay có kết nối internet, chạy trên nền tảng Snapdragon của Qualcomm, học sinh tham gia câu lạc bộ (CLB) Lập trình và STEM của trường THPT Công Nghiệp (TP Hòa Bình) được hướng dẫn sử dụng ngôn ngữ lập trình Micro:bit để thực hiện dự án "Nhà vệ sinh thông minh”. Đây là một trong nhiều sản phẩm giáo dục STEM học sinh toàn tỉnh đã lập trình thời gian qua, minh chứng cho niềm yêu thích khoa học đang lan tỏa trong một bộ phận học sinh ưu tú. Cùng với đội ngũ giáo viên, các em là những nhân tố tích cực góp phần xây dựng nên một Hệ sinh thái giáo dục thông minh (HSTGDTM), tạo nền tảng quan trọng để ngành Giáo dục tỉnh thực hiện hành trình chuyển đổi số (CĐS).


Trường THPT Công Nghiệp (TP Hòa Bình) đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Theo Sở GD&ĐT: Từ năm học 2019 - 2020, ngành Giáo dục đã nhận được sự hỗ trợ từ tổ chức The Dariu Foundation (Quỹ Dariu) để triển khai dạy học khoa học máy tính với mạch Micro:bit và thành lập các CLB lập trình, CLB STEM/STEAM trong học sinh. Quỹ Dariu đã huy động các nguồn lực, đặc biệt nguồn lực từ Qualcomm để hỗ trợ gần 500 laptop, 65 bộ máy tính để bàn, 30 máy tính bảng, 945 điện thoại thông minh, 620 mạch vi điều khiển Micro:bit. Nguồn tài trợ này giúp ngành triển khai phổ cập kỹ năng số cho đội ngũ giáo viên và học sinh. Việc đưa khoa học máy tính và lập trình, giáo dục STEM/STEAM vào giáo dục từ mầm non đến phổ thông bước đầu có những kết quả đáng khích lệ. Năm học 2021 - 2022, ngành triển khai đến 53 trường mầm non, hướng dẫn khoảng 5.000 trẻ em từ 4 - 6 tuổi được tiếp cận với khoa học máy tính qua lập trình trên điện thoại thông minh với ngôn ngữ Scratch Junior; gần 200 CLB lập trình và STEM được thành lập trong các nhà trường; trên 3.000 lượt giáo viên được tập huấn tăng cường kỹ năng số; trên 100.000 lượt học sinh được tiếp cận khoa học máy tính, lập trình qua các ngôn ngữ Blockly, làm quen với vi điều khiển… Ngành bước đầu triển khai hiệu quả "Dự án tăng cường kỹ năng số cho giáo viên và học sinh tỉnh Hòa Bình”. Những kết quả này là minh chứng đầy thuyết phục cho thấy ngành Giáo dục đang quyết tâm "truyền lửa” cho giáo viên và học sinh trên hành trình thực hiện CĐS. Đây được coi là những nhân tố tích cực góp phần xây dựng HSTGDTM, củng cố vững chắc thêm nền tảng để ngành Giáo dục thực hiện CĐS.

Đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Tổ trưởng Tổ công nghệ thông tin (CNTT) - Sở GD&ĐT cho biết: Hiện nay, trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác giữa UBND tỉnh và Tập đoàn FPT về thực hiện CĐS tỉnh Hòa Bình, ngành GD&ĐT tỉnh phối hợp với Tập đoàn FPT xây dựng HSTGDTM đáp ứng yêu cầu CĐS trong GD&ĐT. Với HSTGDTM, chúng ta có công cụ tốt trong công tác quản trị. Bên cạnh đó có kho dữ liệu lớn để có thể triển khai dạy học qua mạng với mọi hình thức (dạy học trực tuyến, dạy học lai ghép…) Như vậy, quá trình CĐS sẽ có bước đột phá, góp phần đắc lực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Xác định tầm quan trọng của thực hiện CĐS trong giáo dục, ngành Giáo dục tỉnh quyết tâm khởi động hành trình bằng nhiều giải pháp đồng bộ, từng bước xây dựng HSTGDTM, như đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin, cung cấp trang thiết bị cho các nhà trường, tạo cơ sở dữ liệu số chuyên ngành, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo các điều kiện để dạy môn Tin học; tổ chức dạy học trực tuyến, nâng cao năng lực sử dụng CNTT… Đó cũng là những giải pháp trọng tâm nhằm thực hiện có hiệu quả đề án "Tăng cường ứng dụng CNTT và CĐS trong GD&ĐT giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu đến năm 2025: Đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức giáo dục, đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hàng ngày đối với mỗi nhà giáo, mỗi người học. Phấn đấu 50% học sinh, mỗi sinh viên và mỗi nhà giáo có đủ điều kiện (về phương tiện, đường truyền, phần mềm), tham gia có hiệu quả các hoạt động dạy và học trực tuyến.

"Để thực hiện mục tiêu trên cũng như các nhiệm vụ đặt ra đối với lộ trình CĐS, ngành GD&ĐT tỉnh sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức” - đồng chí Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GD&ĐT nhìn nhận. Theo đồng chí Giám đốc Sở, trong nỗ lực thực hiện CĐS, ngành cố gắng huy động nguồn lực để cung cấp trang thiết bị cho các nhà trường, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục. Bước đầu, CĐS được ngành Giáo dục ứng dụng dưới 3 hình thức chính: Ứng dụng công nghệ trong phương pháp giảng dạy, trong quản lý và trong các lớp học. Riêng đối với học sinh, ngành xác định cần mở rộng cơ hội để học sinh tiếp cận được với những ứng dụng CĐS giáo dục, được hướng dẫn tham gia các khóa học trực tuyến, được định hướng phương pháp học bằng ứng dụng thực tế ảo, các lớp học về lập trình, STEM, STEAM, tiếng Anh công nghệ… Tất cả tạo thành một HSTGDTM có tính kích hoạt cao, không chỉ giúp tăng cường kỹ năng số cho học sinh mà còn tạo đột phá quan trọng, giúp ngành Giáo dục thực hiện thành công quá trình CĐS.


Thu Trang


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục