Việc Bộ GD-ĐT ban hành công văn hướng dẫn chuyển đổi môn học lựa chọn vào thời điểm các nhà trường phổ thông vừa kết thúc học kỳ 1 cho thấy ngành giáo dục đã lắng nghe tiếng nói của học sinh, phụ huynh và thầy cô giáo.
Ngày 6.1, Bộ GD-ĐT ban hành công văn về việc hướng dẫn chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập cấp THPT.
Học sinh lớp 10 trong giờ học môn hóa. Đây là một trong các môn lựa chọn. ĐÀO NGỌC THẠCH
Học sinh được đổi môn lựa chọn là hợp tình, hợp lý
Công văn có nội dung đáng chú ý, trong trường hợp đặc biệt, học sinh có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập thì việc chuyển đổi được thực hiện vào cuối năm học để bảo đảm kế hoạch giáo dục của nhà trường, quy định về kiểm tra, đánh giá và thời gian để học sinh bổ sung kiến thức, kỹ năng.
Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho học sinh có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập phù hợp với khả năng tổ chức của nhà trường.
Thực tiễn dạy học ở bậc THPT năm học 2022-2023 cho thấy, học sinh lớp 10 có nhu cầu chuyển đổi môn lựa chọn, kể cả tổ hợp môn (nhiều môn) vì nhiều lý do khác nhau.
Theo đó, học sinh chọn sai môn, tổ hợp môn vì chưa nhận ra sở trường của bản thân. Có em nghe theo bạn bè, thậm chí bị chi phối bởi cha mẹ trong việc lựa chọn nghề nghiệp sau này nên "chọn đại” môn học, việc học vì thế cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Tình trạng học sinh xin đổi môn lựa chọn xuất hiện sau kỳ kiểm tra giữa học kỳ 1 (sau 2 tháng học lớp 10) khiến lãnh đạo nhà trường rất lúng túng. Hiệu trưởng nhận đơn xin đổi môn học của học sinh nhưng không biết phải xử lý thế nào cho hợp tình hợp lý.
Trong khi đó, có nhiều quan điểm trái chiều về việc học sinh xin đổi môn lựa chọn. Có luồng ý kiến cho rằng, nên cho học sinh đổi môn lựa chọn ngay sau khi kiểm tra học kỳ 1 hoặc chậm nhất là cuối học kỳ 1. Nhưng luồng ý kiến khác lại đề xuất kết thúc năm học thì mới có thể thực hiện được việc này.
Học sinh lớp 10 năm nay là lứa đầu tiên thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới. ĐÀO NGỌC THẠCH
Thuận lợi, khó khăn khi học sinh đổi môn học vào cuối năm
Việc Bộ GD-ĐT cho phép học sinh lớp 10 được đổi môn lựa chọn vào cuối năm học giúp các nhà trường THPT ổn định việc dạy và học. Nếu học sinh được phép chuyển đổi môn học vào giữa học kỳ, cuối học kỳ của năm thì sẽ gây ra nhiều xáo trộn trong biên chế lớp học và sắp xếp thời khóa biểu.
Hơn nữa, nếu nhà trường cho phép học sinh được đổi môn lựa chọn vào giữa học kỳ 1, cuối học kỳ 1 thì lãnh đạo phải sắp xếp giáo viên giảng dạy môn học mới cho các em rất mất thời gian. Thầy cô ngoài việc giảng dạy trên lớp theo kế hoạch thì còn phải giáo dục học sinh và làm nhiều công việc khác có liên quan.
Vì vậy, học sinh được phép đổi môn lựa chọn vào cuối năm học là phương án khả thi. Sau khi kết thúc năm học, giáo viên có thể dành thời gian giảng dạy cho những học sinh có nhu cầu thay đổi môn học lựa chọn. Thời gian học vào tháng 6, 7, 8 có thể giúp học sinh nắm bài vở chắc chắn hơn.
Thế nhưng, việc cho học sinh lớp 10 được đổi môn lựa chọn vào cuối năm học cũng có một số khó khăn nhất định. Đó là, nếu giáo viên bộ môn không có thời gian giảng dạy thì các em phải đi học thêm, cũng là thêm gánh nặng với những gia đình có kinh tế khó khăn.
Sau khi học sinh kết thúc môn học mới, hiệu trưởng phải thành lập hội đồng, tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh theo quy định. Học sinh phải làm nhiều bài kiểm tra trong một thời gian ngắn liệu các em có kham nổi?
Bộ GD-ĐT quy định học sinh có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập thì thực hiện vào cuối năm học. ĐÀO NGỌC THẠCH
Cụ thể, học sinh phải làm bài kiểm tra để lấy điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra cuối kỳ. Với môn học trên 70 tiết/năm, học sinh phải có 4 cột điểm kiểm tra thường xuyên, 1 cột điểm kiểm tra giữa kỳ, 1 cột điểm kiểm tra cuối kỳ (Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT). Như vậy, học sinh phải đủ 12 cột điểm sau khi kết thúc một môn học mới.
Về mặt tâm lý, mỗi khi học sinh không thích môn học lựa chọn nào đó nhưng các em phải học trong một năm là quá áp lực. Chưa kể, khi học môn học mới, điểm kiểm tra, đánh giá không đạt yêu cầu thì học sinh sẽ không được công nhận kết quả học tập. Học sinh phải học lại môn cũ, làm sao các em có thể vượt qua trong 3 năm học?
THeo Báo Thanh niên
(HBĐT) - Sáng 7/1, Sở GD&ĐT tổ chức lễ tổng kết, trao giải Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp THCS tỉnh năm học 2022 - 2023. Trước đó, hội thi được tổ chức trong 3 ngày (4 - 6/1) dành cho giáo viên dạy các môn: Toán, Địa lý, Công nghệ, Giáo dục thể chất.
(HBĐT) - Sau 2 năm học, phần lớn hơn 800 học sinh trường THPT Quyết Thắng, huyện Lạc Sơn đã biết viết bộ chữ Mường, sử dụng nhạc cụ dân tộc, hát các làn điệu dân ca Mường, mặc trang phục truyền thống, chơi các trò chơi và chế biến các món ăn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường phục vụ du lịch địa phương.
(HBĐT) - Trong bức tranh giáo dục huyện Kim Bôi những năm gần đây có điểm sáng đáng ghi nhận là trường TH&THCS Nam Thượng. Từ năm học 2016 - 2017 đến nay, chất lượng giáo dục của trường từng bước nâng lên ở cả khối tiểu học và khối THCS. Cùng với nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục, trường triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hiện thực hóa 5 tiêu chuẩn về trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Sau khi hoàn thành mục tiêu quan trọng này, trường tiếp tục phấn đấu thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
(HBĐT) - Chị Vũ Thị Hoa ở khu 2, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) rất tự hào về thành tích học tập của cậu con trai út Phạm Anh Tuấn, hiện đang học song song 2 khoa của trường Đại học Thăng Long (Hà Nội). Trong 12 năm học phổ thông, con trai chị luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi, năm học lớp 12 còn xuất sắc đạt giải trong cuộc thi mang tầm quốc tế, nối dài và làm vẻ vang thêm truyền thống tốt đẹp của dòng họ Phạm - dòng họ học tập tiêu biểu trong nhiều năm nay của thị trấn Cao Phong cũng như toàn huyện Cao Phong.
(HBĐT) - Ngày 3/1, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Tổng Công ty Điện lực dầu khí Việt Nam, UBND xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) tổ chức lễ khánh thành, bàn giao công trình trường mầm non xã Ân Nghĩa.
(HBĐT) - Với phương châm "học mà chơi, chơi mà học”, thời gian qua, các trường mầm non trên địa bàn tỉnh tập trung thực hiện có hiệu quả chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non, giai đoạn 2022 - 2024”; quan tâm lồng ghép giáo dục ý thức, kỹ năng về ATGT cho trẻ nhằm giúp trẻ hình thành những thói quen tốt khi tham gia giao thông.