Cùng với việc "mất tên", Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam sẽ để lại cơ sở vật chất ở trụ sở cũ cho Trường THPT Nguyễn Trãi. Tên mới của trường được đề xuất là THPT Chuyên Hà Nội.

Phải mang tên Hà Nội

Chuẩn bị tiếp nhận công trình trường chuyên mới, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội và  Trường THPT Hà Nội - Amsterdam (thường gọi là trường Ams) đã bàn về tổ chức bộ máy và tên gọi của ngôi trường này.

Theo đó, có 2 phương án. Phương án 1 là chuyển toàn bộ cán bộ, giáo viên và học sinh sang cơ sở mới và đề xuất tên gọi mới. Phương án 2 là thành lập một trường chuyên mới trên cơ sở chuyển một số lớp chuyên và giáo viên chuyên của các trường trên địa bàn thành phố (trong đó nòng cốt là của  trường Ams).

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hiệp Thống, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, theo phương án 1, dự kiến trường mới khi hoàn thành sẽ mang tên trường chuyên của Thủ đô Hà Nội (Trường THPT Chuyên Hà Nội).


Cái tên Hà Nội - Amsterdam sẽ trở thành quá khứ!

Cách đây 2 năm, thành phố hơn 1.000 tỷ đồng để đầu tư về đất đai và xây dựng ngôi trường này. Với khu đất 5ha trên mặt đường Trần Duy Hưng (Hà Nội) thì có thể nói trong lịch sử ngành giáo dục chưa có miếng đất nào "đẹp" như vậy dành cho trường học, dù trước đó, khu đất "quý giá" này thành phố đã có quy hoạch làm việc khác" -  ông Thống nói rõ.

Hơn nữa, toàn bộ phần thiết kế, thi công, xây dựng cũng đều do công sức trí tuệ của người Hà Nội thực hiện. Do đó, theo ông Thống, nhất định ngôi trường này phải mang tên Hà Nội.

Việc trường sẽ khánh thành trong dịp kỷ niệm "1.000 năm Thăng Long" không chỉ là một mốc son  lịch sử mà quan trọng hơn nữa là giá trị của một ngôi trường hiện  đại của người Hà Nội, ông Thống giải thích.

Thời gian qua, khi đi thi quốc tế, HS Việt Nam luôn luôn được đánh giá cao trong bài thi về lý thuyết nhưng bài thi về thực hành thì còn bị hạn chế. Nguyên nhân của việc này đã được các thầy giáo dẫn đoàn đi thi về kết luận là do HS Việt Nam không có điều kiện thường xuyên thực hành thí nghiệm với các trang thiết bị hiện đại như các nước bạn.

"Trường chuyên mới sẽ giúp các em khắc phục được điều đó", ông Thống khẳng định.


Học sinh trường Ams đón Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhân dịp khai giảng

Trường Ams đã đồng ý

Theo ông Thống, nhiều giáo viên và HS trường Ams muốn giữ lại tên cũ, điều đó hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, 25 năm qua, uy tín của trường chuyên Hà Nội - Amsterdam đã được khẳng định thông qua chất lượng và những thành tích đáng tự hào.

Nhưng nếu theo phương án 2 là vẫn giữ nguyên trường Ams và chỉ chuyển nòng cốt sang trường chuyên mới, thì mục tiêu ban đầu sẽ mất đi, thầy trò trường Ams sẽ không có cơ hội được thụ hưởng một cơ ngơi hiện đại.

"Vả lại, khi chỉ còn một bộ phận học sinh và giáo viên ở lại trường cũ, với tên Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam thì liệu rồi đây, truyền thống nhà trường có còn duy trì được như những năm qua nữa không", ông Thống băn khoăn.


Học sinh hệ THCS của trường Ams

Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hiệu trưởng nhà trường cũng là Phó Giám đốc Sở GD-ĐT) đã có văn bản thống nhất đề xuất với Sở GD-ĐT cho phép trường thực hiện theo phương án 1, đồng thời, đề xuất tên trường là Trường THPT Chuyên Hà Nội.

Việc tuyển sinh vào trường vẫn giữ nguyên như trước. Trường có trách nhiệm xây dựng đề án tổ chức bộ máy để quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất.

Còn cơ sở vật chất ở phố Nam Cao, sẽ để Trường THPT Nguyễn Trãi (quận Ba Đình) tiếp quản. Hiện nay, Trường THPT Nguyễn Trãi đang phải dùng chung cơ sở vật chất với Trường THCS Nguyễn Trãi.

Được biết, Sở GD-ĐT Hà Nội đã gửi văn bản trình UBND thành phố về quyết định  trên.

Theo thiết kế, trường được đầu tư xây dựng mới với quy mô 45 lớp cho 1.800 HS chuyên hệ THPT học cả ngày. Ngoài ra, có 9 phòng đào tạo đội tuyển, nhà giảng đường 200 chỗ, hội trường 700 chỗ, phòng thực hành thí nghiệm Lý, Hóa, Sinh, Tin, 14 phòng học theo bộ môn, vườn thực nghiệm môn Sinh vật và Địa lý với 1.000m2 và đặc biệt các khu phục vụ cho dạy và học được trang bị với sân thể thao tiêu chuẩn, bể bơi nước nóng 8 đường bơi, thư viện 200 chỗ ngồi, nhà nghỉ bán trú cho khoảng 300 học sinh,...

 

 

                                          Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Bà Nguyệt có một tấm lòng nhân ái đáng quý.
Không có hình ảnh
Giờ học của học sinh lớp 1, Trường tiểu học
Bắc Hà (TP Hà Tĩnh).

Xã Mông Hóa đẩy mạnh phong trào xã hội hoá giáo dục

(HBĐT) - Xã hội hoá giáo dục – đào tạo, xây dựng xã hội học tập là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian qua, công tác này đã nhận được sự quan tâm của Đảng uỷ, chính quyền xã Mông Hóa và bước đầu đã đạt được kết quả đáng mừng.

Xây dựng Trường ĐH Việt Đức thành ĐH kiểu mẫu

Chiều 28-1, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đến làm việc tại Trường ĐH Việt Đức. Theo báo cáo của trường, năm 2009, quy mô đào tạo của trường là 100 sinh viên, có 20 giáo sư thỉnh giảng với 4 ngành đào tạo cử nhân và thạc sĩ.

Giáo viên sẽ được đánh giá hiệu trưởng

Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn cụ thể một số nội dung việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng trường trung học theo Chuẩn hiệu trưởng. Theo đó, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường được 1 tuần chuẩn bị để tham gia góp ý và đánh giá hiệu trưởng.

Thêm nhiều cơ hội học ĐH chất lượng cao

Bà Nguyễn Thị Lê Hương, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), cho biết năm 2010 sẽ có 35 chương trình tiên tiến được triển khai ở 20 trường ĐH trong cả nước. Trong đó 10 chương trình tiên tiến bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên.

Thứ trưởng giáo dục 'trải lòng' về nghề giáo

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nói gì về đề xuất của GS Ngô Bảo Châu và hơn 500 ý kiến độc giả VietNamNet "để thực hiện việc thượng tôn học tập"?

Học nghề để làm “bước đệm” lên đại học?

Để khuyến khích học sinh học nghề, nhiều nơi tại TP.HCM đề xuất và định hướng cho học sinh học trung cấp để làm "bước đệm" lên đại học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục