Theo con số thống kê, cho đến nay, Liên Xô (trước đây) và LB Nga đã đào tạo cho Việt Nam khoảng 52.000 người thuộc đủ mọi ngành, nghề. Chính phủ Việt Nam luôn đánh giá cao chất lượng và số lượng của đội ngũ cán bộ, nhất là nguồn nhân lực cao cấp do Liên Xô (trước đây) và CH LB Nga giúp đào tạo trong hàng chục năm qua. Những nhân lực đó đã và đang giữ những vị trí chủ chốt trong nền kinh tế quốc dân và bộ máy chính quyền của Việt Nam.
Còn nhớ, khi Liên bang Xô-viết tan rã, việc đào tạo cán bộ cho Việt Nam của Liên Xô gặp nhiều trở ngại. Các khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý hành chính và kinh tế cho Ðảng và Chính phủ Việt Nam do Liên Xô tài trợ kinh phí đã phải ngừng lại vì nhiều lý do, dù gần chục năm trước đó đã được duy trì. Và nhờ đó, mỗi năm, hàng trăm cán bộ trung, cao cấp của Việt Nam được đào tạo, nâng cao nghiệp vụ quản lý Ðảng, quản lý Nhà nước; nâng cao trình độ lý luận và thực tiễn. Các khóa học này từng do các học viện danh tiếng, các trung tâm đào tạo lớn của Liên Xô: Học viện KH-XH trực thuộc Ban Chấp hành T.Ư Ðảng CS Liên Xô, Trường Ðảng Cao cấp Mát-xcơ-va, Học viện Quản lý Kinh tế Plê-kha-nốp... cùng đội ngũ cán bộ khoa học, quản lý có trình độ đảm nhiệm.
Cùng với đó là sự ngừng trệ tất các chương trình đào tạo cho Việt Nam của Chính phủ Liên Xô đối với các đối tượng nghiên cứu sinh, thực tập sinh, sinh viên, học nghề. Thời kỳ này, phần đông các du học sinh Việt Nam theo học tại Liên bang Nga bằng kinh phí tự túc. Số lượng vì thế so với trước cũng giảm nhiều. Số người theo học tiếng Nga ở các trường ÐH, các trung tâm ngoại ngữ tại Việt Nam ngày một ít đi. Nói cách khác, lĩnh vực hợp tác giáo dục - đào tạo (GD - ÐT) đã có truyền thống lâu đời và quan trọng trong quan hệ hợp tác văn hóa giữa Việt Nam - Liên Xô (trước đây) nói chung, nước Nga nói riêng đã suy giảm đáng kể.
Những năm gần đây, nhất là từ sau chuyến thăm chính thức của Tổng thống V.Pu-tin sang Việt Nam, quan hệ hợp tác GD-ÐT giữa hai nước đã có những cải thiện đáng kể. Phía Nga tiếp tục cấp nhiều hơn các suất học bổng cho sinh viên Việt Nam sang Nga học tập. Tháng 10-2008, tại Ðiện Crem-li, trong cuộc hội đàm cấp cao, Tổng thống LB Nga Ð.Mét-vê-đép đã cùng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đề cập nhiều vấn đề hai bên cùng quan tâm. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết khẳng định, cần tăng cường và mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó GD-ÐT là một trong những lĩnh vực ưu tiên. Cuối tháng 10-2009, trong buổi tiếp GS, Viện sĩ Thông tấn M.Phê-đo-rốp, Hiệu trưởng ÐH Bách khoa Xanh Pê-téc-bua (LB Nga), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ủng hộ ý định mở chi nhánh của ÐH Bách khoa Xanh Pê-téc-bua tại Việt Nam. Tháng 12-2009, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại LB Nga, Thủ tướng V. Pu-tin nhấn mạnh, tình hữu nghị chân thành sẽ là nền tảng bền vững trong phát triển quan hệ giữa hai nước trong tương lai. Trong lĩnh vực GD-ÐT, hai bên sẽ xúc tiến thành lập ÐH Quốc tế Việt - Nga tại Việt Nam; ký Hiệp định công nhận lẫn nhau văn bằng. Kể từ năm học 2010 - 2011, hằng năm, Chính phủ Nga dành cho Việt Nam 300 suất học bổng đào tạo ở Nga.
Từ cuối năm 2009, bằng chương trình Ðề án 165 (Ban Tổ chức Trung ương), các đoàn cán bộ lãnh đạo của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, bằng kinh phí của Việt Nam, lại tiếp tục được cử đi học tập, nâng cao nghiệp vụ tại nước Nga. Chánh Văn phòng đề án 165, PGS, TS Nguyễn Xuân Sơn cho biết, trong năm nay, sẽ có nhiều hơn các đoàn cán bộ theo học các khóa đào tạo cao học, nâng cao nghiệp vụ dài hạn và ngắn hạn (bằng kinh phí của Việt Nam) cũng như các khóa học tiếng Nga tại Học viện Ngôn ngữ Pu-xkin, Nga (kinh phí do phía Nga tài trợ).
Theo Ðại sứ CH LB Nga tại Việt Nam, hiện có 5 nghìn du học sinh Việt Nam đang theo học ở Nga. Trong tương lai, tình hữu nghị có truyền thống lâu đời 60 năm mà một trọng tâm là GD-ÐT phải được nâng tầm, phát triển, đáp ứng với sự mong đợi của nhân dân hai nước.
Theo ND
Thạch Hà là huyện nghèo của tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, nhờ cách làm năng động, sáng tạo trong việc xã hội hóa và nâng cao chất lượng giáo dục; nhất là quy hoạch sắp xếp hệ thống trường lớp một cách phù hợp mà giáo dục ở đây đã chuyển biến đáng kể; là kinh nghiệm cho nhiều địa phương khác tham khảo, học hỏi.
(HBĐT) - Xã hội hoá giáo dục – đào tạo, xây dựng xã hội học tập là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian qua, công tác này đã nhận được sự quan tâm của Đảng uỷ, chính quyền xã Mông Hóa và bước đầu đã đạt được kết quả đáng mừng.
Chiều 28-1, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đến làm việc tại Trường ĐH Việt Đức. Theo báo cáo của trường, năm 2009, quy mô đào tạo của trường là 100 sinh viên, có 20 giáo sư thỉnh giảng với 4 ngành đào tạo cử nhân và thạc sĩ.
Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn cụ thể một số nội dung việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng trường trung học theo Chuẩn hiệu trưởng. Theo đó, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường được 1 tuần chuẩn bị để tham gia góp ý và đánh giá hiệu trưởng.
Bà Nguyễn Thị Lê Hương, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), cho biết năm 2010 sẽ có 35 chương trình tiên tiến được triển khai ở 20 trường ĐH trong cả nước. Trong đó 10 chương trình tiên tiến bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nói gì về đề xuất của GS Ngô Bảo Châu và hơn 500 ý kiến độc giả VietNamNet "để thực hiện việc thượng tôn học tập"?