Đánh giá xếp loại học sinh (HS) tiểu học theo phương thức mới đã bắt đầu chính thức được áp dụng ở các trường tiểu học trong cả nước. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định này ở các trường vẫn còn rất lúng túng, do Bộ GD-ĐT vẫn chưa có một hướng dẫn cụ thể nào để các trường thực hiện. Điều này cũng làm cho phụ huynh rất lo lắng cho kết quả học tập của con em mình. PV Báo SGGP đã trao đổi với ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TPHCM về vấn đề này.

  • Thời điểm áp dụng có phù hợp? 

Ông Lê Ngọc Điệp cho biết, việc Bộ GD-ĐT ban hành thông tư khi đã vào năm học và sắp kết thúc học kỳ 1, tuy có trễ nhưng không ảnh hưởng đến quá trình dạy học, vì thông tư mới (Thông tư 32) là sự tiếp nối của Quyết định số 30/2005/BGDĐT. Mục đích của việc đánh giá xếp loại nhằm khuyến khích HS học tập chuyên cần, phát huy tích tích cực năng động sáng tạo, khả năng tự học của HS, xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống Việt Nam. 

Học sinh tiểu học trong giờ giáo dục kỹ năng sống.

* Phóng viên: Ông cho biết rõ hơn về những điểm mới trong Thông tư 32 về cách đánh giá HS tiểu học?

* Ông Lê Ngọc Điệp: Có 5 nội dung đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả rèn luyện đạo đức và kỹ năng sống. Về đánh giá và xếp loại học lực, giáo viên phải thực hiện đánh giá thường xuyên và định kỳ. Đánh giá thường xuyên (thông qua kiểm tra miệng, kiểm tra viết, quan sát HS qua hoạt động học tập, thực hành vận dụng kiến thức… được thực hiện ở tất cả các tiết học theo quy định của chương trình). Điểm nổi bật nhất của quy định mới này là điểm học lực môn của HS tiểu học, chỉ được tính bằng điểm kiểm tra định kỳ cuối năm duy nhất, chứ không tính điểm bình quân của cả 2 học kỳ như trước đây.

* Nhiều giáo viên cho rằng, với cách chỉ lấy duy nhất điểm kiểm tra cuối năm làm điểm học lực môn học cho cả năm, cũng sẽ tạo áp lực và không ít rủi ro cho HS?

* Quy định cũng chỉ rõ, HS tiểu học có điểm kiểm tra định kỳ bất thường so với kết quả học tập hằng ngày, hoặc không đủ số điểm kiểm tra định kỳ, đều được kiểm tra bổ sung. Ngoài ra việc đánh giá xếp loại kết quả đạt được khả năng phát triển từng mặt của HS. Coi trọng việc động viên, khuyến khích tiến bộ của HS, không tạo áp lực cho giáo viên và HS.

 

                                                                               Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Học sinh trường tiểu học Kim Liên trong ngày khai giảng

Thành lập trường trung cấp chuyên nghiệp chỉ cần 8 tỷ

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Quy chế tổ chức hoạt động trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục. Theo đó, vốn điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) tư thục tối thiểu là 8 tỷ đồng, được đóng góp bằng các nguồn vốn hợp pháp, không kể giá trị về đất đai.

Vốn điều lệ trường TCCN tư thục tối thiểu 8 tỷ đồng

Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) tư thục. Theo đó, một trong những điều kiện để thành lập trường TCCN tư thục là vốn điều lệ tối thiểu là 8 tỷ đồng, không kể giá trị đất đai; trường TCCN phải có đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đạt phẩm chất và trình độ đào tạo, phù hợp với ngành nghề đào tạo.

Trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục không được quá tỷ lệ 28 học sinh/giáo viên

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục phải bảo đảm tỷ lệ trung bình không quá 22 học sinh/1 giáo viên đối với các ngành kỹ thuật công nghệ và không quá 28 học sinh/1 giáo viên đối với các ngành còn lại (trừ một số ngành nghệ thuật, thể dục thể thao).

Để trẻ đến trường mỗi ngày là một niềm vui

(HBĐT) - Cứ mỗi sáng nhìn bé đeo trên vai chiếc cặp nặng trĩu vui vẻ chào ông bà, bố mẹ đi học, niềm vui của người lớn lại được nhân lên. “Con bé đã qua rồi cái nhõng nhẽo của tuổi thơ dại”. Mỗi ngày ở trường là một ngày vui, nhiều ý nghĩa - Đó là suy nghĩ của gia đình bé Thảo Uyên đang học ở trường tiểu học Lê Văn Tám (TPHB).

VÒNG 2 V-LEAGUE 2010: Hoàng Anh Gia Lai thua ngay trên phố núi

Hoàng Anh Gia Lai lại trắng tay trong lượt trận thứ 2 ở V-League 2010 sau trận thua 1-2 trước Hòa Phát Hà Nội dù đã vươn lên dẫn trước.

Phản hồi loạt bài Đào tạo tiến sĩ: Trọng chất, không trọng lượng

Câu chuyện về những khuất tất đằng sau buổi bảo vệ luận án tiến sĩ như phản ánh qua 3 bài báo trên Báo Sài Gòn Giải Phóng vào tuần qua, có lẽ chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm trong quá trình đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam. Theo tôi thấy, điểm mấu chốt trong câu chuyện mà bài báo tường thuật là vấn đề đầu vào và quy trình đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục