Bộ GD-ĐT vừa thông báo xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú lần thứ 11. Theo đó, quan tâm đến các nhà giáo trực tiếp giảng dạy, giáo viên tại các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, các nhà giáo là người dân tộc ít người và nhà giáo nữ.
Thứ trưởng Bộ GD- ĐT Trần Quang Quý cho biết: “Quy trình xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT lần thứ 11 phải đảm bảo nguyên tắc: Công khai, khách quan, phát huy tinh thần dân chủ của cán bộ, giáo viên trong việc giới thiệu và xét chọn danh hiệu vinh dự nhà giáo”.
Do vậy, để đợt xét tặng danh hiệu vinh dự nhà giáo lần thứ 11 năm 2010 đạt kết quả tốt, Bộ GD-ĐT đề nghị các Bộ, ngành, cơ quan ngang Bộ, và các Sở GD-ĐT, các trường học, các đơn vị thuộc Bộ khi xét chọn danh hiệu NGND cho các nhà giáo đã được phong tặng NGƯT đủ 6 năm trở lên, cần đảm bảo các tiêu chuẩn NGND và phải tiếp tục giữ vững, phát huy ảnh hưởng của NGƯT, là giáo viên tiêu biểu có uy tín lớn ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và trong xã hội.
Đối với nhà giáo đã nghỉ hưu, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu vinh dự nhà giáo phải nộp về đơn vị công tác trước khi nghỉ hưu và thực hiện đầy đủ quy trình 04 bước, đủ số phiếu tín nhiệm và đủ số phiếu tán thành như quy định tại thông tư số 22/2008/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 4 năm 2008 thì Hội đồng cấp dưới mới trình Hội đồng cấp trên.
Đối với các nhà giáo lão thành trên 70 tuổi có công lao to lớn, tiêu biểu được xã hội tôn vinh, được giáo giới trong ngành tín nhiệm được đề nghị xét đặc cách danh hiệu NGND, NGƯT, do quá trình công tác và thời gian công tác trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước có thể bị thất lạc hồ sơ, không đủ các thủ tục hành chính để chứng minh thời gian trực tiếp giảng dạy cũng như thời gian công tác trong ngành hoặc có nhưng chưa hội tụ đủ một số tiêu chuẩn danh hiệu NGND, NGƯT như quy định tại thông tư số 22/2008/TT-BGDĐT, nhưng được địa phương tôn vinh, được giáo giới trong ngành tín nhiệm, tuyến nộp hồ sơ đúng như các nhà giáo đã nghỉ hưu và qua đầy đủ quy trình 4 bước, đủ số phiếu tín nhiệm và tán thành như quy định thì Hội đồng cấp dưới trình Hội đồng cấp trên và kèm theo thuyết minh cụ thể về đặc cách tiêu chuẩn nào cho từng trường hợp. Trong mỗi bộ hồ sơ riêng có kèm thêm dòng chữ “Đề nghị xét đặc cách” tại góc phải phía trên trang đầu của hồ sơ.
Đánh giá xếp loại học sinh (HS) tiểu học theo phương thức mới đã bắt đầu chính thức được áp dụng ở các trường tiểu học trong cả nước. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định này ở các trường vẫn còn rất lúng túng, do Bộ GD-ĐT vẫn chưa có một hướng dẫn cụ thể nào để các trường thực hiện. Điều này cũng làm cho phụ huynh rất lo lắng cho kết quả học tập của con em mình. PV Báo SGGP đã trao đổi với ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TPHCM về vấn đề này.
Các phòng tư vấn học đường hoạt động theo kiểu tự phát, tư vấn viên chưa được đào tạo bài bản. Chưa có chế độ cụ thể cho giáo viên tư vấn
Từ năm học 2009 - 2010, Bộ GD-ĐT yêu cầu đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học theo lối mới. Giáo viên sẽ bớt cho điểm 5, 6, 7 và tăng những lời nhận xét về từng bài làm của học sinh.
Nhà nghèo, lại thường xuyên ốm đau nhưng em Nguyễn Công Quỳnh lại có một nghị lực đáng nể phục khi em nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống, trở thành tấm gương nghèo vượt khó cho bạn bè noi theo trong tất cả các hoạt động của lớp, trường.
"Có dịp học cùng cô con gái lớp 3, tôi mới thực sự thấy SGK có điều gì đó chưa ổn" - anh Ngô Thiệu Phong (Hà Nội) băn khoăn khi gửi thư về tòa soạn VietNamNet.
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Quy chế tổ chức hoạt động trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục. Theo đó, vốn điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) tư thục tối thiểu là 8 tỷ đồng, được đóng góp bằng các nguồn vốn hợp pháp, không kể giá trị về đất đai.