(HBĐT) - Tết năm nay, trong khi người lao động ở các ngành nghề khác đều được hưởng tháng lương thứ 13, có đơn vị thưởng vài chục triệu đồng hoặc chí ít cũng là vài trăm ngàn để động viên, thì những người giáo viên của tỉnh vẫn chỉ biết trông chờ vào đồng lương còm cõi để trang trải Tết cho gia đình

 

Tôi có người cha làm nghề giáo, đã hơn 30 năm tôi chứng kiến ông làm việc với sự cần mẫn đầy tinh thần trách nhiệm. Ngay cả khi cả tháng lương không đủ trang trải chi phí cho 1 đưa con học đại học, ông vẫn cặm cụi, say mê với công việc của mình không chút sao nhãng. Có lẽ hầu hết những người giáo viên là như vậy, họ miệt mài cống hiến một cách lặng lẽ, ít có điều kiện, thời gian mà nhìn lại đòi hỏi quyền lợi cho bản thân. Vợ chồng cậu em tôi được tăng cường lên cắm bản ở xã Đồng Chum (Đà Bắc) đã hơn 10 năm nay. Năm nào cũng vậy cứ đến ngày nghỉ tết thì vợ chồng lịch kịch mang theo mang theo lợn, gà, măng, gạo, củ, quả... xuôi về thành phố. Hỏi rằng tha lôi nhiều vậy làm gì cho mệt, cô em dâu tôi thoáng vẻ bùi ngùi: Em nào có đồng tiền Tết đâu, thôi thì mang những thứ này về làm quà cho gia đình đỡ phần mua sắm, kẻo Tết tiêu quá tay hết cả tháng lương đi thì đầu năm "giông" mất.

 

Đúng là không thể kể hết những thiệt thòi của giáo viên vùng cao khi trường học nhiều khi còn là tranh, tre, nứa, lá, mùa đông rét mướt có học sinh đến trường chỉ với một tấm áo mong manh, sách, vở, bút, mực cũng phải tằn tiện. Trong hoàn cảnh đó, hàng năm các thầy còn phải trích từ đồng lương còm cõi của mình đóng góp để mua quần áo, sách vở tặng học sinh có khi tặng cả quà cho gia đình học sinh nghèo trong dịp Tết. Như vậy thì còn lấy đâu ra tiền thưởng Tết cho giáo viên.

 

Giáo viên vùng cao thiệt thòi thế đã đành, nhưng ngay ở thành phố giáo viên cũng hoàn toàn lạ lẫm, thờ ơ với chuyện  "thưởng Tết". Chị bạn tôi dạy ở trường Tiểu học Thịnh Lang đọc tờ báo Đại đoàn kết thấy có doanh nghiệp thưởng tết tới hàng trăm triệu đồng/ người cứ mắt tròn, mắt dẹt như xem chương trình "Chuyện lạ Việt Nam" vậy. Từ ngạc nhiên đến thờ ơ có vẻ coi như đó là chuyện không có thật vì thực tế tết này cán bộ, giáo viên ở trường chị  được thưởng 200.000đ. Đó đã là mức cao nhất, còn năm khác thì chỉ dừng lại ở con số 50, hay 100 nghìn, có năm còn chẳng có gì cả.

 

Chăm lo đời sống cho giáo viên, ngoài trách triệm của ngành còn có chính quyền sở tại và phụ huynh học sinh. Thế nhưng, ở địa bàn tỉnh ta hầu hết các xã, phường, thị trấn đều chỉ có thể tặng thầy có giáo những lời chúc mừng mang nặng sự hàm ơn trong dịp Tết, còn vật chất thì... Sống ở phường Phương Lâm, trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh và cũng là một trong những đơn vị có phong trào khuyến học tiêu biểu của thành phố của tỉnh thế nhưng tôi vẫn có cảm nhận, những người đang hàng ngày lo việc “trồng người” nơi đây vẫn còn chịu mức thụ hưởng chưa tương xứng. Ví như các cô nuôi dạy trẻ ở trường Mầm non Phương Lâm, mỗi ngày làm việc từ 8-10 tiếng, áp lực công việc hết sức nặng nề nhưng đồng lương thì lại thấp, nhất là những giáo viên ngoài biên chế. Do thực hiện mô hình trường tự chủ về tài chính nên vào mỗi dịp kỷ niệm hay lễ, tết, Ban giám hiệu nhà trường lại đau đầu chạy đôn, chạy đáo bù chỗ này, đắp chỗ kia để có chút gọi là  "khích lệ" cán bộ, giáo viên. Thế nhưng cái gọi là tiền thưởng ấy cũng chỉ vài trăm ngàn đồng, có năm còn hạ xuống mức vài chục ngàn ngàn cho mỗi dịp Tết đến.

 

Vẫn biết ở các trường công lập từ trước tới nay đều không thể có quỹ dành cho thưởng Tết. Thế nhưng giá có được sự quan tâm hơn nữa từ chính quyền sở tại, từ phía hội cha mẹ học sinh để mỗi giáo viên sẽ không còn lạ lẫm với cụm từ “thưởng Tết” và tự hào hơn về cái nghề cao quý - nghề được cả xã hội trân trọng.

 

                                                                                   Thuý Hằng

           

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục