Tết Canh Dần đang đến gần, không khí mùa xuân tràn ngập khắp phố phường. Hòa chung niềm vui xuân, hàng ngàn sinh viên nước ngoài háo hức chờ đón tết. Mỗi người có một cảm nhận về tết theo cách riêng của mình, nhưng nét chung nhất là họ cảm thấy rất ấn tượng, bởi những phong tục truyền thống được lưu giữ trong ngày tết của người Việt.

Theo học ngành quản trị kinh doanh, Lee So Young - sinh viên Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM), rất thích thú khi nói về ngày tết Việt Nam: Ở Việt Nam, mùa xuân là mùa của các lễ hội văn hóa truyền thống, là dịp để mọi người tận hưởng không khí ấm áp, cùng trẩy hội du xuân khắp nơi. Tết Việt Nam có nhiều phong tục rất lạ như cúng tất niên, cúng giao thừa, đi chùa, lì xì... Nhưng với mình, đi chùa khấn phật, cầu may trong ngày tết là phong tục rất riêng của Việt Nam so với các nước Á đông. Mọi người cùng chắp tay cầu nguyện một năm mới sung túc, may mắn, hạnh phúc và những điều an lành. Năm nay mình ở lại TPHCM đón tết, sẽ đi chùa trong đêm 30 để cầu chúc may mắn cho gia đình, bạn bè của mình.

Với nhóm sinh viên Lào (ảnh), đây là năm thứ hai họ đón tết tại Việt Nam. Năm ngoái họ đón tết tại Hà Nội và năm nay lại đón tết tại TPHCM. Chonghouatho Songxamay, sinh viên theo ngành tài chính ngân hàng Trường ĐH DL Hùng Vương, chia sẻ: “Thật may mắn khi em được đón tết hai lần tại Việt Nam. Năm Quý Sửu, tết Hà Nội trời se lạnh, hoa đào đỏ thắm; còn Tết Canh Dần tại TPHCM khí trời nắng ấm, hoa mai tỏa sắc vàng rực rỡ. Năm đầu tiên chúng em còn quá bỡ ngỡ với phong tục đón giao thừa, phong tục lì xì, vì tết Lào chỉ có tục té nước, buộc chỉ cổ tay và đi chùa”.

Còn với Sanlada Khamla, đã hai mùa xuân rồi không về nhà nhưng em không thấy cô đơn, mà trái lại “lòng em thấy ấm hơn khi được nhà trường, bạn bè và thầy cô cùng tổ chức đón tết với bánh chưng, bánh tét, hoa mai cùng những phong bì lì xì...”. Em cảm nhận, mùa xuân thật thanh bình, nồng ấm.

Năm nay, ký túc xá ĐH Quốc gia TPHCM có đến 73 sinh viên nước ngoài cùng ở lại để đón tết. Phần lớn trong số đó đều học các chuyên ngành thuộc khoa Việt Nam học, Đông phương học... Zhang Bi Ming, sinh viên theo học chuyên ngành quản lý lưu thông Trường Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn cho rằng, tết Việt Nam đường phố rất đẹp mắt bởi đâu đâu cũng tràn ngập sắc hoa và cây cảnh, mọi người tất bật mua sắm làm cho không khí tết lan tỏa khắp đất trời.

Đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, Michle Randy (sinh viên ngành công nghệ sinh học) rất ấn tượng bởi không khí thiêng liêng khi mọi người cùng trang trọng đón giao thừa, cúng tổ tiên, hướng về cội nguồn. Vì thế, tết cũng làm cho Randy cảm thấy nhớ quê hương, nhớ cha mẹ và những người thân ở quê nhà.

Còn đối với Kuak No Jin, người đoạt giải nhất cuộc thi nói tiếng Việt dành cho sinh viên Hàn Quốc tại Việt Nam năm 2007, điều thú vị nhất với chàng sinh viên này là tục xông đất và cách người Việt đón người xông đất. “Theo truyền thống của người Việt, người xông đất được cho là sẽ mang lại tài lộc và may mắn cho gia đình trong cả năm. Sáng mùng một tết 2009, khi tôi bước vào nhà người bạn, mọi người cùng đứng dậy chào đón, nhận lời chúc của tôi một cách trân trọng và cũng chúc lại rất chân tình. Tôi thấy lòng mình ấm áp lạ thường, mọi người trở nên gần gũi, thân mật như người trong một nhà”, anh nói.

Nhiều sinh viên khác lại chọn cách khám phá những lễ hội của người Việt Nam trong dịp đầu xuân. Họ cùng hòa mình vào đám đông để cùng reo hò, cổ động chia sẻ những niềm vui chiến thắng, hay những nuối tiếc trong các trò chơi dân gian Việt Nam. Với họ, tìm hiểu, tham gia các lễ hội và các trò chơi dân gian Việt Nam trong ngày tết giúp họ hiểu biết sâu hơn về đất nước và con người Việt Nam.

                                                                               Theo SGGP

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục