Đừng để thí sinh khốn khổ vì những câu chuyện

Đừng để thí sinh khốn khổ vì những câu chuyện "bi hài".

Hồ sơ ĐKDT bị “phi tang” chỉ để lấy tiền tiều tiêu xài. Trường không tổ chức thi “ngóng trông” chờ được “cấp” dữ liệu. Thí sinh lao đao đi tìm giấy chứng nhận kết quả thi…Những câu chuyện “không tưởng” ở các mùa tuyển sinh trước đây liệu có còn lặp lại?

Câu chuyện tưởng chừng như “khó tin” nhưng lại không phải là hiếm gặp trong những kì thi tuyển sinh các năm vừa qua. Cũng có thể vì những “vụn vặn” không đáng quan tâm này mà những người làm công tác tuyển sinh vẫn thờ ơ và thiếu trách nhiệm. Tuy nhiên khi phát hiện ra sai sót thì các bên đỗ lỗi cho nhau còn thí sinh thì “khốn đốn” chạy đi chạy lại để đòi quyền lợi.

Nhà trường cần phải đề cao trách nhiệm!

Mùa tuyển sinh 2005 tại một trường THPT thuộc Hà Nội đã phát hiện học sinh N.H.G “biển thủ” 13 bộ hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) và 565.000 đồng tiền lệ phí của bạn học.

Nguyên nhân xuất phát từ việc tháng 3/2005, G. được cô giáo chủ nhiệm giao nhiệm vụ thu hồ sơ cùng lệ phí ĐKDT ĐH, CĐ của các bạn cùng lớp, nữ sinh này đã giấu đi 13 bộ hồ sơ, biển thủ 565.000 đồng lệ phí.

Đến tận chiều 22/6, khi các bạn của G. không nhận được giấy báo thi, thắc mắc với nhà trường, vụ việc mới được phát hiện. Lực lượng công an đã vào cuộc và thu giữ toàn bộ 13 bộ hồ sơ này tại nhà riêng của G.

Tưởng chừng bài học năm 2005 sẽ là bài học để nhiều trường THPT rút kinh nghiệm và chấn chỉnh. Tuy nhiên, một lần nữa kịch bản lại tái hiện vào mùa tuyển sinh năm 2009.

Chắc hẳn chúng ta chưa từng quên vụ việc năm 2009 khi hàng chục học sinh trường THPT Số 1 Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình bị lớp trưởng “dập” hồ sơ và chỉ đến thời điểm nhận giấy báo dự thi thì vụ việc mới được phát hiện.

Nguyên nhân của vụ việc cũng chẳng khác so với năm 2005 là bao khi giáo viên chủ nhiệm tiếp tục phạm “sai lầm” tin tưởng giao cho lớp trưởng thu hồ sơ ĐKDT của cả lớp nhưng lớp trưởng đã không nộp hàng chục hồ sơ cùng khoản lệ phí đăng ký.

Mặc dù “hậu quả” của những câu chuyện khó tin ở hai năm trên đã được Vụ Giáo dục ĐH trực tiếp can thiệp để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh được phép dự thi nhưng nó vẫn là hồi chuông cảnh tỉnh các trường THPT cần đề cao trách nhiệm khi làm thủ tục thu hồ sơ ĐKDT của học sinh trong mùa tuyển sinh năm nay.

Trường không tổ chức thi “chờ” cấp dữ liệu

Theo quy định của Bộ GD-ĐT thì khi thí sinh đăng ký NV1 vào các trường không tổ chức thi thì bắt buộc phải đăng ký dự thi “nhờ” tại một trường có tổ chức thi. Chính vì thế các trường không tổ chức thi muốn có dữ liệu để làm khâu xét tuyển NV1 bắt buộc phải “chờ” các trường có tổ chức thi gửi dữ liệu về.

Song thông lệ của người Việt “chuyện nhà lo trước, chuyện người lo sau” nên hầu hết các trường có tổ chức thi đều thờ ơ trong việc cung cấp dữ liệu dẫn đến làm cho nhiều trường không tổ chức thi chậm công bố điểm chuẩn NV1. Thậm chí có trường bức xúc về việc này đã quyết định tổ chức thi để tránh phải “chờ đợi”.

Cụ thể, vào mùa tuyển sinh năm 2008, khối D hệ ĐH của Trường Học viện Ngân hàng không tổ chức thi tuyển mà chỉ xét tuyển. Trước những cách ứng xử “không đẹp” của các trường có tổ chức thi nên năm 2009 trường quyết định tổ chức thi để chủ động trong việc công bố kết quả thi và điểm chuẩn.

Tuy nhiên cách làm này chỉ những trường có tiềm lực mới dám đương đầu, còn đối với các trường địa phương hoặc các trường CĐ thì vẫn phải “ngậm ngùi” và kiên nhẫn chờ đợi.

Trước những khó khăn đó nhiều trường không tổ chức thi cũng đã sáng tạo ra cách lấy dữ liệu nhanh và sớm bằng cách liên hệ với các báo đài để xin lại file dữ liệu điểm thi của các trường có tổ chức thi để lọc lấy dữ liệu trường của mình.

Trong khi đó, đơn vị chủ quản của khối ĐH và CĐ là Vụ Giáo dục ĐH là nơi quản lý toàn bộ nguồn dữ liệu điểm thi của các đơn vị thì lại âm thầm tổng hợp và chỉ đến phút “chiều tàn” mới chuyển dữ liệu lên trang web của mình (http://www.hed.edu.vn/).

Sự “cẩn thận” này dường như quá âm thầm nên ở mùa tuyển sinh năm 2009 mặc dù Vụ Giáo dục ĐH đưa toàn bộ dữ liệu lên mạng vào ngày 13/8 nhưng nhiều trường không tổ chức thi vẫn “mù tịt” và tiếp tục gửi công văn đến các trường có tổ chức thi yêu cầu gửi dữ liệu.

Có lẽ trong những năm tuyển sinh vừa qua vẫn chưa có sự đồng bộ giữa các trường và khối đầu não quản lý dữ liệu là Vụ Giáo dục ĐH. Vậy làm sao để giải quyết được bài toán “vụn vặt” này trong mùa tuyển sinh năm nay xin nhường câu trả lời cho các đơn vị liên quan.

Lao đao tìm giấy chứng nhận điểm thi liệu có còn?

Mùa tuyển sinh năm 2009 đã có không ít thí sinh mếu máo khi “bị hành” chạy từ trường có tổ chức thi đến trường không tổ chức thi và ngược lại để tìm giấy chứng nhận điểm thi của mình.

Theo quy định là các trường có tổ chức thi phải có trách nhiệm gửi Giấy chứng nhận kết quả thi số 1 và số 2 (nếu kết quả thi từ sàn CĐ trở lên), Phiếu báo điểm cùng dữ liệu kết quả thi cho trường không tổ chức thi hoặc hệ CĐ của trường ĐH.

Quy định là thế nhưng nhiều trường vẫn "bỏ ngoài tai" nên dẫn đến gần hết hạn nộp hồ sơ xét tuyển NV2 nhưng thí sinh vẫn toát “mồ hôi” đi tìm giấy chứng nhận điểm thi của mình.

Nhiều thí sinh đã phải đến trực tiếp các trường đã yêu cầu được cấp nhưng đều bị làm khó dễ và chỉ đến khi có sự can thiệp của Vụ Giáo dục ĐH các trường mới “ngoan ngoãn” thực hiện.

Trước những “nhiêu khê” đó mà trong công văn gửi các trường ĐH, CĐ, HV về “phương hướng, nhiệm vụ công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010” Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các trường ĐH, CĐ có tổ chức thi, sau khi chấm thi xong, không xét tuyển thí sinh có NV1 học tại các trường không tổ chức thi tuyển sinh trong đợt 1, mà gửi Giấy chứng nhận kết quả thi số 1 và số 2 (nếu kết quả thi từ sàn CĐ trở lên), Phiếu báo điểm cùng dữ liệu kết quả thi cho trường không tổ chức thi hoặc hệ CĐ của trường ĐH, hoặc trường CĐ thuộc các đại học trước ngày 10/8/2010.

Với mốc thời gian ràng buộc như vậy nhưng vẫn cần phải có sự giám sát quản lý của Bộ GD-ĐT thì may ra tình trạng trên  mới được xóa bỏ.

                                                                         Theo Dantri

Các tin khác

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân
phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Trường Mầm non Hoa Mai thị trấn Đà Bắc: Hướng tới môi trường giáo dục thân thiện

(HBĐT) - Năm 2008, trường Mầm non Hoa Mai (thị trấn Đà Bắc) vinh dự là trường duy nhất thuộc khối Mầm non của huyện Đà Bắc được UBND tỉnh cấp bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

Những trường ĐH Việt Nam như thế nào sẽ phải đóng cửa?

"Sẽ có chế tài đóng cửa trường ĐH không đủ điều kiện" - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) Trần Thị Hà đã cho biết như vậy tại buổi họp báo triển khai những nội dung chỉ đạo của Thủ tướng về đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 2010-2012.

Đổi mới quản lý là khâu đột phá để đổi mới giáo dục đại học

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị việc đổi mới quản lý giáo dục đại học là khâu đột phá để tạo ra sự đổi mới toàn diện của giáo dục đại học, từ đó bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học một cách bền vững.

Chuyện 13 tuổi thẳng tiến vào đại học ở Việt Nam

Không lo lắng sẽ không theo được chương trình nếu học vượt lớp (để 13 tuổi vào ĐH) mà chỉ sợ sự khác biệt, ít tuổi hơn dễ bị bắt nạt hay anh chị lớn tuổi không cùng sở thích với mình...

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2010: Chỉ có một cơ hội để sửa hồ sơ

Ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, cho biết như vậy về trường hợp thí sinh mắc sai sót khi làm hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2010, bắt đầu nộp hồ sơ từ ngày 10-3

Đại học ngoài công lập “đua” học phí

Học phí năm học 2010-2011 đã được nhiều trường đẩy lên với lý do chi phí đầu vào tăng, học phí tăng theo để bù đắp

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục