Trước thực trạng chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học nước nhà thời gian qua còn nhiều hạn chế, yếu kém; Thủ tướng Chính phủ vừa ra Chỉ thị về đổi mới quản lý giáo dục đại học (GDÐH) giai đoạn 2010-2012. Chỉ thị của Thủ tướng cũng nêu rõ: Chất lượng đào tạo nhìn chung còn thấp. Cơ chế quản lý nhà nước đối với hệ thống GDÐH và sự quản lý của các trường ÐH, CÐ còn bất hợp lý kéo dài, chưa tạo ra động lực đủ mạnh để phát huy năng lực sáng tạo và sự tự chịu trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, các nhà quản lý và sinh viên.

Tiềm năng đầu tư của xã hội và các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển GDÐH chưa được phát huy có hiệu quả... Trước đó, ngành giáo dục và đào tạo (GD-ÐT) cũng đã ban hành chương trình hành động về đổi mới quản lý GDÐH giai đoạn 2010-2012 và coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện, làm tiền đề triển khai hệ thống các giải pháp đồng bộ để khắc phục những yếu kém trong ngành, nâng cao chất lượng và hiệu quả của GDÐH.


Tuy nhiên, theo chúng tôi, việc đổi mới quản lý GDÐH chỉ có thể đạt kết quả thật sự và bền vững khi tìm ra nguyên nhân, nói cách khác là những lực cản làm chậm bước đi của GDÐH; từ đó đề ra các giải pháp khắc phục. Thiết nghĩ để đổi mới và nâng cao chất lượng GDÐH, đương nhiên không chỉ ngành GDÐH mà còn cần sự chỉ đạo kiên quyết của các bộ, ngành có liên quan, của các cấp chính quyền địa phương cũng như hợp lực của các tổ chức đoàn thể và sự quan tâm của toàn xã hội. Vấn đề cốt lõi cần chú trọng và đặt lên hàng đầu trong lúc này là: Quán triệt nhận thức phát triển quy mô GDÐH phải đi đôi với bảo đảm và nâng cao chất lượng. Nhất là kiên quyết chấm dứt tình trạng mà ngành GD-ÐT từng thừa nhận là không kiểm soát được chất lượng đào tạo cũng như tạo cơ chế và động lực trong quản lý nhà nước và quản lý của các cơ sở đào tạo. Ðây chính là khâu đột phá để tạo ra sự đổi mới toàn diện GDÐH. Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cử đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với GDÐH ở một số trường đại học và kết quả bước đầu cho thấy còn "nhiều vấn đề". Do vậy, trước mắt, ngành GD-ÐT cần phối hợp chặt chẽ với các bộ: Kế hoạch và Ðầu tư, Tài chính nhằm đổi mới công tác quy hoạch, rà soát các chỉ tiêu phát triển hệ thống GDÐH cũng như tăng cường công tác dự báo, làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển GDÐH giai đoạn 2010-2020. Mặt khác, tiến hành rà soát, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành, xây dựng và ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật mới về thành lập trường, tuyển sinh, tổ chức đào tạo, quản lý tài chính, quản lý chất lượng, tuyển dụng, v.v. Ngành GDÐH cần tiến hành phân cấp mạnh mẽ cho các cơ sở GDÐH; đồng thời phát huy cao độ tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường. Ðẩy mạnh kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện cam kết của các trường trong việc thành lập mới cũng như chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội mà ngành đang triển khai một cách sâu rộng. Thực hiện đúng tiến độ việc đánh giá và kiểm định chất lượng GDÐH; sớm xây dựng tiêu chuẩn và hình thành một số cơ quan kiểm định chất lượng GDÐH độc lập. Vấn đề khác không kém phần quan trọng là từng bước nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả của công tác nghiên cứu khoa học trong các trường ÐH, góp phần tích cực nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.


Ðể nâng cao chất lượng hiệu quả của GDÐH, phía trước còn nhiều việc cần làm. Với những chủ trương, đường lối đúng đắn của Ðảng và Nhà nước; ý chí và quyết tâm cao độ trong toàn ngành, trong mỗi cơ sở đào tạo đại học cũng như toàn xã hội; hy vọng GDÐH Việt Nam có bước phát triển hơn trong những năm trước mắt và lâu dài.
 
 
 
                                                                                    Theo ND

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục