Vào đại học là ước mơ của nhiều học sinh

Vào đại học là ước mơ của nhiều học sinh

Thật bất ngờ, năm nay nhiều trường đại học tiếp tục thông báo tuyển sinh những ngành mà họ đã chính thức hoặc âm thầm đóng cửa vì không đủ sinh viên theo học vào cuối kỳ tuyển sinh năm ngoái. Vì sao các trường vẫn cố duy trì những ngành khó tuyển này?

Đóng rồi lại mở

Mùa tuyển sinh 2009 vừa hạ màn cũng là lúc Trường Đại học Dân lập (ĐHDL) Văn Hiến TPHCM ngậm ngùi thông báo: “Năm học 2009-2010 nhà trường đóng cửa 5 ngành là xã hội học, văn hóa học, Việt Nam học, tiếng Anh kinh thương và ngành điện tử - viễn thông, vì không đủ số lượng tối thiểu để mở lớp, mỗi ngành nhiều nhất cũng chưa tới chục thí sinh.

Cùng lúc đó, các ngành Trung Quốc học và Trung văn, Hàn Quốc của Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học (Huflit) TPHCM lèo tèo vài thí sinh. Ngành tiếng Nhật của Trường ĐHDL Hùng Vương cũng kiếm không đủ chục thí sinh… Các ngành song ngữ Nga – Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung của Trường ĐH Sư phạm TPHCM thì èo uột khi có chưa tới 20 thí sinh mỗi ngành.

Thật bất ngờ, mùa tuyển sinh năm 2010 các trường nói trên vẫn tiếp tục đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh cho những ngành này, với hy vọng năm nay may hơn năm trước. Nhưng, nhìn vào cách thông báo tuyển sinh của các trường cũng thấy sự mơ hồ, không rõ chỉ tiêu cho từng ngành. Cụ thể, một số trường như Trường ĐH Huflit, Hùng Vương… thông báo tuyển sinh những ngành nói trên nhưng vẫn bỏ trống chỉ tiêu để mặc thí sinh mò mẫm. Trong khi đó, Trường ĐH Văn Hiến dù trước đó đã tuyên bố đóng cửa 5 ngành (không mở lớp) nhưng cũng vẫn đưa ra từ 60 đến 100 chỉ tiêu cho mỗi ngành. Điển hình như ngành Văn hóa học, Xã hội học, Việt Nam học đã hai năm liên tiếp vừa qua không thể mở lớp, nhưng năm nay Trường ĐH Văn Hiến vẫn cố gắng tuyển sinh với mong muốn sẽ gặp may mắn hơn.

Như vậy, khi đã không đủ số lượng để mở lớp thì những thí sinh đã đậu vào các ngành học này đành lòng chấp nhận sự “động viên” của nhà trường để cay đắng học một ngành khác mà mình chẳng yêu thích gì.

Coi chừng lỡ bước

Vì nguồn thu, hay nói cách khác là lo thiếu người học, là nỗi lo thường trực của các trường vào mỗi mùa tuyển sinh, nên dẫn đến nhiều trường vẫn cố gắng giữ ngành để đăng ký chỉ tiêu. Tuy nhiên, vấn đề tại sao các ngành nói trên liên tục trong vài năm trở lại đây không tuyển được sinh viên thì không được các trường nghiên cứu kỹ là do chất lượng đào tạo kém hay đầu ra không có. Lý giải việc tại sao thông báo đóng cửa một số ngành học nhưng rồi lại mở, ông Nguyễn Quốc Hợp, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Hiến, cho biết: Thật sự xã hội có nhu cầu, đào tạo ra bao nhiêu là hết bấy nhiêu, nhưng không hiểu sao thí sinh lại không muốn thi vào! Thật ra trường cố duy trì những ngành này với tâm trạng còn tùy vào việc hên xui, biết đâu năm nay lại có nhiều thí sinh đăng ký vào.

Thực tế cho thấy, phần lớn các ngành học ở các trường ĐH ngoài công lập chủ yếu là chạy theo phong trào, thiếu định hướng đào tạo, dù giáo trình, giảng viên chưa hoàn chỉnh. Thậm chí, mỗi năm nhiều trường vẫn cứ “đẻ” thêm ngành để tuyển sinh. Trong khi đó, việc xử phạt các trường vượt chỉ tiêu theo dư luận vẫn còn quá nhẹ, dẫn đến nhiều trường sẵn sàng nộp phạt mỗi khi bị “thổi còi” để năm sau lại tiếp tục vượt chỉ tiêu... vì lợi nhuận. Hậu quả là tình trạng các trường phải bố trí học ghép lớp, tăng ca, thuê mướn phòng học rải rác nhiều nơi, đội ngũ giảng viên thiếu, dạy “chay”, học “chay”, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo.

Và một khi việc quản lý của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, thì các trường chỉ lo tìm mọi cách tăng nguồn thu, chẳng quan tâm phải khảo sát, dự báo nhu cầu thực tế của xã hội về ngành nghề mình đang đào tạo để có hướng điều chỉnh thích hợp.

 

                                                                               Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đừng để thí sinh khốn khổ vì những câu chuyện

Triển khai thực hiện đổi mới quản lý giáo dục đại học

Sáng 6- 3, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010- 2012. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân chủ trì hội nghị.

Sinh viên háo hức đón “ngày của phái đẹp”

Dạo quanh các trường đại học, không khí đón chờ ngày của phái đẹp rộn ràng, vui như hội và được tổ chức rất… sinh viên. “Đây là dịp để tụi mình thể hiện tấm lòng, đồng thời giúp mối quan hệ giữa các bạn trong lớp gần gũi hơn”, một nam SV cho biết.

6 ngành học mới nhất lần đầu được đào tạo hệ ĐH tại Việt Nam

Quy hoạch phát triển, Kế hoạch phát triển, Chính sách công, Chính sách phát triển, Kinh tế đối ngoại (Quản lý ODA và FDI) và ngành Tài chính công là 6 chuyên ngành mới lần đầu tiên được đào tạo hệ ĐH tại Việt Nam.

Thí sinh rối khi chọn ngành, chọn trường

Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là đến thời điểm bắt đầu nộp hồ sơ dự thi ĐH, CĐ nhưng không ít thí sinh vẫn rối bời khi chọn ngành, chọn trường...

Trường Mầm non Hoa Mai thị trấn Đà Bắc: Hướng tới môi trường giáo dục thân thiện

(HBĐT) - Năm 2008, trường Mầm non Hoa Mai (thị trấn Đà Bắc) vinh dự là trường duy nhất thuộc khối Mầm non của huyện Đà Bắc được UBND tỉnh cấp bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

Những trường ĐH Việt Nam như thế nào sẽ phải đóng cửa?

"Sẽ có chế tài đóng cửa trường ĐH không đủ điều kiện" - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) Trần Thị Hà đã cho biết như vậy tại buổi họp báo triển khai những nội dung chỉ đạo của Thủ tướng về đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 2010-2012.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục