Ông Nguyễn Thành Tài, Phó chủ tịch UBND TPHCM, góp ý kiến cho dự thảo báo cáo kết quả giám sát.

Ông Nguyễn Thành Tài, Phó chủ tịch UBND TPHCM, góp ý kiến cho dự thảo báo cáo kết quả giám sát.

Dự thảo báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội cho thấy giáo dục đại học còn nhiều bất cập. Bên cạnh những điều đạt được thì những hạn chế trong việc thành lập trường, đầu tư và đặc biệt là chất lượng đào tạo đã được nhìn nhận lại.

 

Sau 3 đợt khảo sát các trường ĐH, CĐ ở cả 3 vùng miền, Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo báo cáo kết quả giám sát vào ngày 30/3 tại TPHCM. Nội dung chính là “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học, giai đoạn 1998 - 2009”.

 
10 sinh viên trường y thực hành trên… 1 con ếch
 
Một trong các hạn chế trong chất lượng giáo dục đại học (GDĐH) được chỉ ra là quy mô đào tạo vượt xa điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo. Bộ GD-ĐT báo cáo rằng số sinh viên (SV) cả nước trong vòng 22 năm qua (từ 1987 đến 2009) tăng 13 lần, nhưng số giảng viên (GV) chỉ tăng 3 lần. Kết quả thực tế giám sát một số trường cho thấy tỷ lệ SV/GV là 40 SV/GV. Đây là một sự chênh lệch quá lớn so với quy định (trong năm 2008 - 2009 tỷ lệ này là 28 SV/GV).
 
Không chỉ thế, trong đội ngũ GV, chỉ 3,74% có trình độ giáo sư, phó giáo sư; 10,16% có trình độ tiến sỹ và 37,31% có trình độ thạc sĩ. Còn mục tiêu mà Bộ đặt ra đến năm 2020 phải đào tạo được 20.000 GV trình độ TS (tỉ lệ 35%) thì nhiều ý kiến cho rằng khó khả thi.
 
Còn riêng các trường ngoài công lập, số GV cơ hữu rất thấp. Tại nhiều trường, số GV thỉnh giảng gấp đến 2 lần số GV cơ hữu. Cá biệt như trường hợp ĐH dân lập Đông Đô, số GV chính thức chỉ là 53 người trong khi con số thỉnh giảng chiếm đến gần 90%. Tình trạng sử dụng GV trùng nhau không phải là hiếm. Nhiều thầy cô dạy đến 1.000 tiết/năm, gần gấp 4 lần quy định (260 tiết/năm).
 
Cơ sở vật chất thì vẫn trong tình trạng yếu kém. Nếu xét diện tích phòng học đạt “chuẩn” là 6m2/SV thì không mấy cơ sở làm được. Thậm chí, nhiều trường tỉ lệ còn rất rất thấp như: ĐH Luật Hà Nội (0,65m2/SV), ĐH Văn hóa Hà Nội (1m2), ĐH Kinh tế - Kĩ thuật công nghiệp TPHCM (1,03m2)... Đồng thời, chưa trường nào đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho GS, PGS, GV chính theo quy định.
 
Đặc biệt, trang thiết bị thí nghiệm, thực hành tại các trường thì hầu hết thiếu thốn, lạc hậu. Ngay như ĐH Y - dược Cần Thơ, trước đây mỗi SV được thực hành giải phẫu trên 1 con ếch, 5 SV thực hành trên 1 con chó. Nay suất đầu tư thấp nên 10 SV mới có… 1 con ếch và 30 SV mới có 1 con chó để thực hành.
 
Đó là chưa kể kinh phí đầu tư xây cơ sở vật chất của trường công lập vừa "khiêm tốn" lại vừa... nhỏ giọt.  Đơn cử, dự án trường ĐH Y - dược Cần Thơ với kinh phí đầu tư 1.000 tỷ đồng nhưng qua 7 năm (2004 - 2010) mới chỉ được cấp 173 tỷ đồng. Tốc độ cấp vốn như thế thì có lẽ phải mất… 40 năm trường mới xây xong.
 
Chấn chỉnh tuyển sinh và phương thức đào tạo
 
Theo dự thảo báo cáo thì chất lượng tuyển sinh hiện nay thấp. Do chạy theo nhu cầu thu học phí mà nhiều trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu. Bên cạnh đó, chế tài xử lý vi phạm quá nhẹ nên không đủ sức răn đe.
 
Ông Nguyễn Thành Tài - Phó chủ tịch UBND TPHCM bức xúc nêu thực trạng về kết quả  tuyển dụng của tập đoàn Intel tại Việt Nam: 2000 người thi mà chỉ chọn được 100. Điều này cho thấy chất lượng đào tạo của ĐH Việt Nam chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu.
 
Chính vì thế, ông Nguyễn Thành Tài đề nghị: “Nên lập lại ngay vấn đề tuyển sinh. Thực tế có chuyện tuyển vượt quá điều kiện cho phép của việc đào tạo ĐH. Có những người muốn vươn lên, muốn trang bị cho mình kiến thức dồi dào nhưng cũng có trường hợp học để có bằng cấp chứ không phải để có kiến thức. Nhiều em phải thi đi thi lại 3 lần nhưng vẫn nhất quyết thi cho bằng được. Với trình độ như vậy thì  rõ ràng các em chỉ "chọn đại" một ngành cho có mà thôi.  E rằng khi ra trường, các em sẽ không đủ năng lực để đi làm".
 
Nhất trí với quan điểm trên, GS Nguyễn Ngọc Trân nhấn mạnh tầm quan trọng của chất lượng đầu vào. “GDĐH là thừa hưởng của GD phổ thông, tiểu học, mầm non. Tôi đồng ý là dân trí càng cao thì càng tốt nhưng phải thật "có chất" chứ ùa nhau vào ĐH hết mà trình độ lại không bảo đảm thì không ổn”, GS Trân phát biểu. 
 
Một bất cập khác là chương trình, phương thức đào tạo GDĐH nhìn chung vẫn lạc hậu. Vấn đề này, PGS.TS. Nguyễn Hữu Chí - Vụ trưởng Vụ giáo dục, Ban tuyên giáo Trung ương - trăn trở: “GD Việt Nam vẫn đang loay hoay truyền thụ kiến thức và người ta ngộ nhận rằng truyền thụ càng nhiều thì chất lượng càng cao. Đây là sự lệch lạc ghê gớm mà giáo dục thế giới đã bỏ qua những 60 năm rồi. Phương thức truyền thụ một chiều, áp đặt là phương thức lạc hậu vậy mà nước ta vẫn phổ biến. 30 năm qua chúng ta giáo dục không đúng quy luật”.
 
                                                                                 Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Học sinh lớp 12 chuẩn bị cho đợt tuyển sinh năm 2010.
Giáo sư Trần Hồng Quân phát biểu tại hội nghị

Ban hành hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp

Ngày 30-3, Bộ GD-ĐT đã ban hành hướng dẫn tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2010. Theo hướng dẫn, việc ôn tập của học sinh phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình.

2.177 học sinh đoạt giải Học sinh giỏi quốc gia lớp 12

Ngày 30/3, Bộ GD-ĐT công bố kết quả giải kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT 2010. Theo đó, cả nước có 2.177 thí sinh đoạt giải trên tổng số 3.913 thí sinh dự thi.

Quyết liệt di dời các trường ĐH khỏi trung tâm Hà Nội

Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội vừa kiến nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt việc di dời các trường ĐH ra xa trung tâm Hà Nội, nhằm giảm tải dân số và các vấn đề xã hội đối với các quận nội thành.

Ðào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu xã hội

Một trong những trở ngại trong quá trình thực hiện CNH, HÐH đất nước đó là chất lượng nguồn nhân lực. Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII, hồi cuối năm 2009 đã nhận định: "Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt khoảng 38%". Mỗi năm xã hội lại đón nhận hơn một triệu bạn trẻ tham gia thị trường lao động, yêu cầu về đào tạo nghề cho lao động, nhất là lao động trẻ càng trở nên cấp thiết.

Ngòi Hoa - lênh đênh con chữ

(HBĐT) - “Có chèo thuyền sang các xóm bên kia sông dạy phổ cập mới thấy thương xót và lo lắng cho cảnh đi học của các em. Càng thông cảm với các em, giáo viên chúng tôi càng thêm trân trọng những giờ đứng lớp…” – khuôn mặt cô giáo trẻ Bùi Thị Thanh (chủ nhiệm lớp 8 - khối THCS Ngòi Hoa, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc) phảng phất một nụ cười buồn khi kể về những đứa học trò nhỏ bé và tội nghiệp của mình. 

Tuyển sinh ĐH-CĐ 2010: Nhiều chương trình liên kết đào tạo quốc tế

Trong mùa tuyển sinh năm 2010, có thêm nhiều chương trình liên kết đào tạo quốc tế được triển khai. Do đó, sẽ có thêm nhiều lựa chọn cho các thí sinh (TS).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục