Festival tuyển dụng dành cho sinh viên, cử nhân của tám trường khối kinh tế trên địa bàn thủ đô (lần thứ tư) sẽ được Đoàn Thanh niên Trường đại học Ngoại thương Hà Nội và CLB Nguồn Nhân lực tổ chức bắt đầu từ ngày 8 đến 16-5.

 
Festival này gồm có bốn hoạt động: Lộ trình nghề nghiệp nhằm cung cấp cho các bạn sinh viên cách thức xây dựng các bước đi trong lập thân, lập nghiệp;  Thử sức tuyển dụng là việc kiểm tra năng lực của các bạn trẻ khi đi xin việc làm; Hành trình đến công sở là chủ đề hội thảo nhằm trang bị những kiến thức cần thiết để chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc hiệu quả; và Siêu thị việc làm là nơi để các doanh nghiệp và sinh viên tìm đến nhau.


 Đáng chú ý trong Festival này là Siêu thị việc làm với việc tạo cơ hội để các doanh nghiệp trực tiếp gặp mặt, phỏng vấn, trao đổi với sinh viên, qua đó, tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công việc thông qua các vòng phỏng vấn trực tiếp. Các chương trình hoạt động dự kiến thu hút hàng trăm doanh nghiệp và hàng nghìn lượt sinh viên thủ đô tham gia.


Chiều 21-4, Trường đại học Ngoại thương Hà Nội, CLB Nguồn nhân lực tổ chức giới thiệu và công bố về nội dung của Festival Tuyển dụng.
 
 
                                                                              Theo ND

Các tin khác

Các đồng chí lãnh đạo Sở, Ngành trong tỉnh ký cam kết ủng hộ giáo dục tại lễ phát động
Thu Phương luôn chăm chỉ và tìm tòi phương pháp học hay.
Hai chị em Thúy Duy và Minh Thường trong căn phòng trọ.

Để HS giỏi lớn lên hết loay hoay tìm chính mình?

Ngành giáo dục rất cần một sự cải tổ theo hướng giảm tải mạnh hơn nữa, tăng thời gian thảo luận, tự học và sáng tạo theo sở thích, và nên coi đây là công việc cấp bách, có tầm quan trọng sống còn. Ngay lúc này, có thể thành lập hệ thống câu lạc bộ Sáng Tạo Kiên Trì (CLB STKT ) ở các trường phổ thông, nhằm thu hút học sinh tham gia trong thời gian rỗi, đặc biệt là các em có năng lực trí tuệ trên mức trung bình, có khả năng giải quyết nhanh các bài tập được giao ở trường.

Bao giờ giáo viên sống bằng lương?

Bài viết Lương giáo viên đăng trên Báo Thanh Niên ngày 19.4 tạo dư luận mạnh mẽ trong độc giả. Hàng loạt e-mail, điện thoại gửi về tòa soạn báo thể hiện sự đồng tình với bài viết.

Ngành sư phạm: Xa rồi thời hoàng kim

Qua ghi nhận sơ bộ số hồ sơ đăng ký dự thi ĐH-CĐ năm 2010, thí sinh vẫn lựa chọn những ngành có “giá trị thặng dư” cao như kinh tế, tài chính, trong khi ngành sư phạm thì rất đìu hiu. Nỗi lo đầu vào đối với “cỗ máy cái” đào tạo giáo viên đã được cảnh báo lâu nay nhưng có vẻ như năm nay càng trở nên đáng nói hơn.

Để HS giỏi lớn lên hết loay hoay tìm chính mình?

Ngành giáo dục rất cần một sự cải tổ theo hướng giảm tải mạnh hơn nữa, tăng thời gian thảo luận, tự học và sáng tạo theo sở thích, và nên coi đây là công việc cấp bách, có tầm quan trọng sống còn. Ngay lúc này, có thể thành lập hệ thống câu lạc bộ Sáng Tạo Kiên Trì (CLB STKT ) ở các trường phổ thông, nhằm thu hút học sinh tham gia trong thời gian rỗi, đặc biệt là các em có năng lực trí tuệ trên mức trung bình, có khả năng giải quyết nhanh các bài tập được giao ở trường.

Khổ như… sinh viên học liên thông

Phải chấp nhận lịch học theo thời gian rảnh của giảng viên, thường xuyên đối diện với việc nghỉ học bất ngờ, chịu học dồn ngày thứ 7, chủ nhật... Đó chính là nỗi khổ của sinh viên học các khoá liên thông tại nhiều ĐH, CĐ.

Thu thập 72 triệu chữ ký ủng hộ trẻ chưa có cơ hội được đến trường

Ngày 20-4, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Ðào tạo phối hợp Liên minh chiến dịch toàn cầu hành động vì giáo dục tổ chức hưởng ứng Tuần toàn cầu vì mục tiêu giáo dục cho mọi người từ ngày 19 đến 25-4 với chủ đề chính "Tăng cường đầu tư cho giáo dục".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục