Trong tổng số 286 học sinh (HS) khối lớp 10, có tới 140 em xếp loại yếu (48,95%), 30,07% kém, chỉ có 1 HS giỏi và 7 em loại khá
Đó là kết quả học tập của ban cơ bản khối lớp 10 Trường THPT thị xã Sa Đéc - tỉnh Đồng Tháp năm học 2009-2010 vừa được công bố. Trong đó, “nổi bật” nhất là lớp 10B3 với 100% HS yếu, kém.
Trong 9 lớp của khối lớp 10 tại Trường THPT thị xã Sa Đéc, lớp 10B3 có sĩ số đầu năm là 41 HS, đến hết năm học có 11 em bỏ học, 14 lưu ban và 16 em phải thi lại. HS “giỏi” nhất lớp này có điểm trung bình cả năm cao nhất là 6,4 nhưng phải xếp loại yếu và phải thi lại vì điểm trung bình môn toán chỉ 3,2.
HS kém nhất lớp có điểm trung bình năm 4,3, trong đó môn toán chỉ 0,9 điểm. Hạnh kiểm của những HS lớp này cũng không được đánh giá cao khi có tới 22,58% xếp loại trung bình. Nhiều HS lớp 10B3 thường xuyên nghỉ học nhiều ngày, trong đó có em nghỉ đến 49 ngày và cuối cùng đã bỏ học.
Kết quả học tập này khiến nhiều phụ huynh rất bất ngờ. “Cả lớp không có nổi một HS trung bình thì thật khó chấp nhận. Cả năm học qua, HS đến trường làm gì, thầy cô dạy thế nào mà kết quả học tập như vậy?” - một phụ huynh bức xúc.
Phó Hiệu trưởng Trường THPT thị xã Sa Đéc, thầy Lê Văn Hữu Lợi, cho biết kết quả học tập của HS khối lớp 10 năm nay đã làm nhà trường hết sức đau đầu.
“Ý thức học tập của các em không có. Giáo viên đứng lớp không kiểm soát nổi vì khi vừa quay lên bảng thì ở dưới, các em dùng điện thoại nhắn tin cho nhau, chơi game, nói chuyện, đổi chỗ ngồi... Không chỉ không chịu học, HS còn có nhiều hành động, lời nói vô lễ với thầy cô. Trong khi đó, năng lực của một số giáo viên vẫn còn hạn chế” - ông Lợi cho biết.
Theo NLĐ
Quỹ học bổng Vừ A Dính - Quỹ học bổng dành riêng cho các em học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số Việt Nam của Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh được thành lập ngày 5-3-1999, theo sáng kiến của báo Thiếu niên Tiền phong. 11 năm đồng hành cùng học sinh, sinh viên miền núi và dân tộc Việt Nam, Quỹ Vừ A Dính đã và đang trở thành người bạn lớn tin yêu của thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Trao đổi với VietNamNet sáng 19/5, quyền Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Trúc không ngạc nhiên vì đã biết thông tin thầy giáo Đỗ Việt Khoa định bỏ nghề.
(HBĐT) - “Yêu ngành, yêu nghề, không ngại khó, ngại khổ, hết lòng, hết sức vì học sinh thân yêu và vì các nhiệm vụ được giao”. Đó là nhận xét chung của các thầy, cô giáo trường THPT Lương Sơn, huyện Lương Sơn đối với cô giáo Bùi Thị Thu Hằng, tổ trưởng Tổ khoa học xã hội và nhân văn của nhà trường
Hồ sơ ĐKDT giảm những số hồ sơ thực lại tăng nên sẽ không làm “hạ nhiệt” tính cạnh tranh giữa cái khối thi mà trái lại sẽ làm tăng sự “khốc liệt” ở một số nhóm ngành. Vậy bức tranh nào cho các khối thi ở kì tuyển sinh ĐH năm nay?
Các chương trình liên kết đào tạo quốc tế ngày càng nở rộ nhưng hiệu quả, chất lượng đến đâu thì người học, thậm chí các trường phía VN, vẫn không nắm rõ
Trong thời gian vừa qua, Bộ GD-ĐT đã nhận được một số hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN). Tuy nhiên, hiện nay Bộ đang khẩn trương hoàn thiện lại quy định về quy trình và điều kiện đăng ký mở ngành đào tạo TCCN theo hướng tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo và phân công, phân cấp quản lý đào tạo TCCN cho địa phương và các Bộ, ngành chủ quản trường. Vì vậy, Bộ đề nghị các trường có đào tạo TCCN rà soát lại các điều kiện đảm bảo chất lượng về đội ngũ giáo viên, diện tích lớp học, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học đối với tất cả những ngành mà trường đang đào tạo, bổ sung ngay các điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo.