Bệnh viện tuyến trên luôn quá tải vì tuyến dưới không có bác sĩ

Bệnh viện tuyến trên luôn quá tải vì tuyến dưới không có bác sĩ

Trong vòng 7-10 năm nữa, một số trung tâm y tế quận huyện sẽ “trắng” bác sĩ nếu những bất cập trong đào tạo ngành học này không được giải quyết.

Đó là ý kiến của các đại biểu trong hội thảo đào tạo nguồn nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội mới đây do Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT tổ chức.

Quá thiếu bác sĩ

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết cán bộ y tế đang thiếu trầm trọng, khả năng điều động bác sĩ về tuyến xã ngày càng khó khăn, nhiều xã không có bác sĩ và cũng không có y sĩ. Ông Nguyễn Công Huấn - Giám đốc Sở Y tế Lai Châu cũng than trời: “Toàn tỉnh mới chỉ có 131 bác sĩ, không bằng số bác sĩ của một bệnh viện tuyến tỉnh ở miền xuôi. Vì thế nên tuyến xã không có bác sĩ, dược sĩ.  Trong khi đó, nhiều học sinh lớp 12 không dám đi thi ngành y - dược vì điểm thi quá cao”. Ông cho biết năm 2007, Lai Châu không có bác sĩ nào về, năm 2008 có 1 bác sĩ, năm 2009 lại không có, đến năm 2010 có 1 sinh viên tốt nghiệp về nhận việc nhưng rồi lại bỏ đi không có lý do. 

Một cán bộ thuộc Sở Y tế Đà Nẵng cũng cho hay mặc dù Đà Nẵng là thành phố mà còn thiếu bác sĩ. Trước đây, có 50 bác sĩ tuyến xã phường, nay còn có 20 và nguy cơ còn thiếu nữa. Ông nói: “10 năm nay, Đà Nẵng không có bác sĩ chính quy về cơ sở mặc dù đã có rất nhiều chính sách ưu tiên. Trong vòng 7-10 năm nữa thì một số trung tâm y tế quận huyện sẽ “trắng” bác sĩ”.

Đào tạo bất cập

Lý giải thực trạng trên, bà Tiến cho rằng hiện nay điểm trúng tuyển hệ chính quy của các trường đại học y, dược quá cao nên số thí sinh diện đào tạo theo địa chỉ trúng tuyển sẽ ít. Ông Nguyễn Công Huấn nêu một ví dụ: mức điểm vào các trường y - dược tới 27 - 28 điểm trong khi thí sinh của Lai Châu đi thi chỉ được khoảng 10 điểm thì làm sao có thể trúng tuyển theo đúng yêu cầu được.

Ông Phạm Văn Thức - Hiệu trưởng trường ĐH Y Hải Phòng  phân tích: “Sở dĩ điểm của ngành y, dược cao là do chỉ tiêu vào ngành quá ít. Nếu tăng chỉ tiêu lên thì mức điểm sẽ hạ xuống. Việc đào tạo theo địa chỉ thì mức điểm phải phù hợp với địa phương có sinh viên. Ví dụ, đối với các tỉnh miền núi như Sơn La mà lấy điểm chuẩn 25 thì không thí sinh nào trúng tuyển”. Nguyên do là bác sĩ không về xã, các đại biểu đều cho rằng bất cập từ chương trình đào tạo chứ không phải do người học hay người sử dụng.

Bà Vũ Thị Bích Việt - Phó chủ tịch tỉnh Tuyên Quang cho biết: “Đối với tuyến xã, chỉ cần bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, họ đâu cần đến mổ xẻ vì đã có tuyến trên. Thế nên, nếu bác sĩ được đào tạo chính quy 7 năm thì họ không bao giờ về xã”. Vì vậy, bà Việt đề nghị: “Cần có chương trình riêng, lớp riêng cho đối tượng này thì mới mong tuyến cơ sở có bác sĩ”. Lãnh đạo Sở Y tế Đà Nẵng cũng nhấn mạnh: “Cần phải có phân luồng trong đào tạo. Nên có những chương trình đào tạo bác sĩ tuyến huyện, tuyến xã, nếu không cứ vận động bác sĩ chính quy về xã rồi họ cũng bỏ đi hết”.   

Trước những ý kiến này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận thừa nhận: “Đào tạo theo địa chỉ và đào tạo cử tuyển ở đâu cũng kêu khó. Vì vậy, đào tạo không nên cứng nhắc điểm đầu vào mà chỉ cần lấy trên điểm sàn và lấy từ cao xuống thấp. Tuy nhiên chỉ ưu tiên giải quyết việc này cho Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ, không giải quyết cho các tỉnh khác”. Không đồng ý với ý kiến này, bà Tiến vẫn giữ quan điểm: Bộ Y tế xin tăng chỉ tiêu đối với hệ chính quy và đào tạo theo địa chỉ được cấp ngân sách nhà nước. Nếu không tăng được do thiếu ngân sách thì Bộ Y tế sẽ bù đắp với những trường thuộc Bộ Y tế.

                                                                                  Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục