Ngoài giảng dạy về kiến thức chung, học sinh trường THCS Đông Phong còn được giảng dạy những kiến thức về lịch sử, truyền thống dân tộc

Ngoài giảng dạy về kiến thức chung, học sinh trường THCS Đông Phong còn được giảng dạy những kiến thức về lịch sử, truyền thống dân tộc

(HBĐT) - Đông Phong là một xã vùng thấp huyện Cao Phong, tuy nhiên, do diện tích đất canh tác ít, trình độ dân trí hạn chế nên đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở đây còn rất nhiều khó khăn. Những yếu kém về kinh tế - xã hội đã tác động một phần không nhỏ đến chất lượng giáo dục, đặc biệt là đối với giáo dục dân tộc.

 

Ông Bùi Văn Liện, Chủ tịch UBND xã cho biết: Công tác giáo dục nói chung, giáo dục dân tộc nói riêng đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Sự quan tâm đó được thể hiện qua những việc làm thiết thực như mở rộng mạng lưới các chi trường học đến tận thôn bản, cơ sở vật chất được đầu tư khang trang, hiện đại. Bên cạnh đó, đã có nhiều chính sách, nhiều chương trình hỗ trợ nhằm khuyến khích con em dân tộc thiểu số, con em có hoàn cảnh khó khăn đến trường. Tuy nhiên, giáo dục dân tộc ở Đông Phong cũng gặp không ít khó khăn do nhận thức của đa số bậc cha mẹ còn hạn chế. Mặt khác, chất lượng giáo dục còn tương đối thấp là do rào cản về ngôn ngữ bởi không ít em học sinh khi cắp sách đến trường mới bắt đầu tập nói tiếng phổ thông.

 

Xác định vấn đề công tác giáo dục vùng dân tộc miền núi không chỉ là nhiệm vụ chuyên môn mà còn là trách nhiệm thực hiện quyền được học tập đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cấp ủy Đảng, chính quyền ở đây đã khắc phục khó khăn chủ động áp dụng nhiều sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Cô Lê Thị Kim Thuấn, Hiệu trưởng trường THCS xã Đông Phong cho biết: hàng năm các trường đều phối hợp với Đảng ủy, UBND xã tổ chức hội nghị giáo dục toàn xã. Tại hội nghị, tất cả những khó khăn trong công tác giáo dục của xã đều được thảo luận công khai, định hướng giải quyết cụ thể và từ đó giao trách nhiệm trực tiếp cho các giáo viên, các bậc cha mẹ phụ huynh học sinh và chính quyền, đoàn thể xã. Đối với các nhà trường,  ngoài việc duy trì vững chắc thành quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, nhà trường luôn đề cao ứng dụng các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với hoàn cảnh của địa phương, tích cực bám lớp, bám trường để có những cách truyền tải phù hợp nhất đến các em học sinh dân tộc thiểu số.

 

Bên cạnh đó, các thầy cô giáo ở đây đã chú trọng nâng cao năng lực giao tiếp (nghe, nói) cho các em học sinh. Cô giáo Thuấn tâm sự: Do ở nhà các em chủ yếu nói tiếng dân tộc nên khi đi học các em cũng thường giao tiếp bằng tiếng dân tộc. Nhiều thầy cô giáo một phần là người bản địa, một phần vì lý do muốn gần gũi với các em cũng cố học tiếng dân tộc để trao đổi với các em. Hiện nay, tự bản thân mỗi thầy cô giáo đặc biệt là các thầy cô giáo thuộc khối mầm non và tiểu học thay đổi cách nghĩ, kiên trì tiếp cận và trao đổi với các em bằng tiếng phổ thông để các em tự tin hơn khi đến lớp. Vì vậy,  trong các môn học và các buổi ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, các trường đã phối hợp bồi dưỡng thêm kiến thức bộ môn tiếng Việt cho các em học sinh, xây dựng môi trường giao tiếp tiếng việt ở trường học và gia đình.

 

Ngoài những nỗ lực của các thầy cô giáo còn có sự quan tâm của cả cộng đồng đã giúp cho nhiều con em dân tộc thiểu số Đông Phong đến trường. Với  quyết tâm, huy động 100% trẻ em đúng độ tuổi đều được đến trường học tập và rèn luyện, kể cả những học sinh khuyết tật hoà nhập, không để học sinh bị thất học, bỏ học,  nhiều năm trở lại đây, Đông Phong đã chấm dứt tình trạng học sinh bỏ học, thất học.

 

Nhờ có sự giúp đỡ, hỗ trợ của cộng đồng, 37 em học sinh thiểu số thuộc gia đình hộ nghèo của xã đã được đến trường. Nhiều em đã không còn người thân gia đình, mất bố hoặc mẹ nhưng vẫn nỗ lực vươn lên trở thành tấm gương hiếu học như em Bùi Thị Phương, học sinh lớp 2, Bùi Thị Thu Nhật, học sinh lớp 1 là những em mồ côi nhưng đã được Đảng uỷ, chính quyền xã quan tâm giúp đỡ nên các em có điều kiện theo học. Chất lượng học tập của con em đồng bào miền núi ngày càng tăng. Trong năm học 2009 – 2010, xã có 48% học sinh dân tộc thiểu số có học lực khá, 6% học sinh giỏi. Đặc biệt, xã có 7 em học sinh giỏi cấp huyện, 2 em học sinh giỏi cấp tỉnh đều là học sinh dân tộc thiểu số. 

 

                                                                                   Đinh Hòa

 

Các tin khác

Ảnh Internet
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Xây dựng xã hội học tập từ mô hình “gia đình hiếu học”

(HBĐT) - Hiếu học là truyền thống của dân tộc Việt Nam, xây dựng mô hình “gia đình hiếu học” góp phàn nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Cuộc vận động "gia đình hiếu học" được lồng ghép với với xây dựng gia đình văn hoá mới ở khu dân cư.

Đại học hay học đại?

Thành tích xây dựng hệ thống các trường đại học cao đẳng ở nước ta là rất lớn. Nhưng về chất lượng đào tạo thì quả thật là có quá nhiều vấn đề cần bàn.

25 tỉnh, thành phố tham dự Kỳ thi toán Ô-lim-pích tuổi thơ lần VI

Ngày 11-6, Kỳ thi toán Ô-lim-pích tuổi thơ lần VI năm 2010 bế mạc. Kỳ thi do Tạp chí toán tuổi thơ - Nhà xuất bản Giáo dục phối hợp Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD-ÐT) tỉnh Long An tổ chức.

Gặt điểm cao môn Toán: ''Ngon'' trình bày, hay ''cày'' nhiều

Để đạt điểm cao môn Toán là không khó, làm nhiều dạng bài tập, học cách trình bày cho khoa học, sáng sủa để không bị mất điểm “lãng phí”.

Thi ĐH-CĐ 2010: Đề trắc nghiệm từ 50 - 80 câu

Chuẩn bị cho kỳ thi ĐH-CĐ, Bộ GD-ĐT vừa hướng dẫn các trường tổ chức thi và chấm bài thi trắc nghiệm. Theo đó, trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ tháng 7-2010 tới sẽ tổ chức thi trắc nghiệm hoàn toàn đối với các môn Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật), vật lý, hóa học, sinh học; các môn khác thi theo hình thức tự luận.

Hướng đi nào cho đổi mới quản trị đại học Việt Nam?

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, khá nhiều văn bản pháp luật liên quan đến đổi mới giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam được ban hành. Trong số đó, Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 được xem là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển toàn diện của giáo dục ĐH nước nhà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục