Sân chơi "Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 10 trên sóng truyền hình đã khép lại nhưng khán giả, những người quan tâm và yêu quý chương trình, vẫn tiếp tục sân chơi của mình. Với họ, sự xuề xòa và cảm tính sẽ không mang lại một Việt Nam với những "đỉnh Olympia" đích thực.

 

Sự cố nhỏ về phát âm của chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" chỉ là cái cớ cho độc giả phản hồi về một chuyện quan trọng, đó là sự dễ dãi, xuê xoa trong đánh giá của môi trường giáo dục. Đó là lý do vì sao có hiện tượng quá nhiều học sinh giỏi, vì sao mắc bệnh thành tích mà quên mất gốc lõi của giáo dục là mang đến sự hiểu biết sâu sắc cho học sinh.

Khán giả cổ vũ các thí sinh trong cuộc thi chung kết "Đường lên đỉnh Olympia".

Em Đức phát âm không chuẩn, người ta không chê trách em vì chương trình dạy tiếng Anh tại lớp có thể chưa chuẩn mực, có thể do em không được luyện để đọc đúng. Trong một thi căng thẳng và hồi hộp, nhầm lẫn là không thể tránh khỏi.

Nhưng độc giả chỉ chê trách một điều: Ban giám khảo coi cái sai ấy là "tương đối đúng", là đương nhiên, vì người Việt phát âm sai là chuyện bình thường.

Thế thì quý vị đừng cho con đi học tiểu học, vì vào lớp một, cô giáo sẽ là người đầu tiên ép con quý vị đọc bảng chữ cái tiếng Việt có phân biệt âm "x" và "s", "l" và "n", "b" với "p", "r" với "d"...

Phát âm (pronunciation) và đánh vần (spelling) là hai yêu cầu quan trọng và bắt buộc khi học một ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh.

Kỹ năng nói tiếng Anh gồm có phát âm, đánh vần, ngữ điệu, trọng âm...là một trong 4 tiêu chí để thi bài tiếng Anh chuẩn quốc tế như IELTS.

Nếu kỹ năng nói hoàn toàn xem nhẹ thì cơ hội nhận điểm IELTS từ trung bình trở lên là rất khó. Người viết bài này đã từng thi IELTS hai lần tại Hội đồng Anh, Hà Nội, cả hai lần đều bị chấm 5.5 và 6.0 điểm cho phần thi nói tiếng Anh. Trước khi ra khỏi phòng thi, giáo viên bao giờ cũng chỉ ra lỗi phát âm sai ở chỗ nào, dù cho thí sinh cười rất tươi với giám khảo. Mặc dù rất thân thiện, rất vui vẻ với mình nhưng họ luôn luôn chấm đúng điểm chứ không hề gượng nhẹ với những lỗi được coi là trở thành "truyền thống" của học sinh Việt Nam.

Có lẽ đó là lý do vì sao, qua bao nhiêu năm, bằng IELTS vẫn có uy tín trên quốc tế, cho dù được tổ chức thi tại nhiều nước trên thế giới.

Nhà toán học Ngô Bảo Châu  từng viết trên blog của mình rằng điểm yếu của anh là viết không đúng chính tả. Nhưng có ai vì thế mà coi thường anh đâu, mà không khâm phục anh đâu.

Không có ai là hoàn hảo. Mỗi người có sở trường cũng như sở đoản. Nhưng khi anh viết sai chính tả mà người ta vẫn quý mến anh, không cười nhạo anh vì Ngô Bảo Châu đã tự biết cười mình trước. Anh biết công nhận điểm hạn chế của mình.

Một nghiên cứu sinh ngành Toán tại Pháp tâm sự rằng, bà giáo sư hướng dẫn đã có lần rất căng thẳng với anh vì các báo cáo khoa học anh viết rất nhiều lỗi chính tả. Bà đã ngồi nửa ngày lấy bút đỏ khoanh vào chỗ sai và nói với anh rất nghiêm khắc: lần sau không mắc lại những lỗi này nữa.

Lúc đầu, anh rất khó chịu vì cho rằng những lỗi nhỏ không quan trọng, miễn là anh giải được toán.

Nhưng dần dần, anh nhận ra bà giáo sư đã rất tận tâm với công việc của một người thầy, đã mất thời gian sửa lỗi dù rất nhỏ cho mình, tại sao không cám ơn bà bằng cách chú ý đừng mắc lỗi.

Giáo dục ở các nước phát triển không bao giờ chấp nhận sự đại khái. Đó là lý do vì sao nhiều học sinh Việt Nam ra nước ngoài học ban đầu rất khó khăn vì tâm lý: mình mắc lỗi bé tí teo mà thầy cô giáo cứ làm to chuyện.

Những hệ luỵ từ việc học sinh Việt Nam nhìn chung chỉ giỏi ngữ pháp tiếng Anh mà nói kém đã được ngành giáo dục và xã hội chú ý nhiều hơn trong những năm gần đây.

Báo chí đã phản ánh về việc nhiều học sinh khi tham gia các kỳ thi Olympic quốc tế đã rất nhút nhát, ngại giao tiếp, nói tiếng Anh kém và ngành giáo dục cũng đã nhận ra điều này.

Nếu như 10 năm trước đây, chỉ có dạy ngữ pháp mới được chú trọng trong nhà trường thì giờ đây, các thầy cô giáo đã phải chú ý đến luyện kỹ năng nói và phát âm cho học sinh.

Nhiều trường mầm non, tiểu học ở các thành phố lớn đã thuê giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh cho các cháu, các bậc cha mẹ sẵn sàng bỏ một khoản tiền không nhỏ để con mình được học phát âm chuẩn tiếng Anh ngày từ tấm bé đã cho thấy xã hội đã nhận thức được tầm quan trọng của phát âm như thế nào.

Vì thế, người ta rất ngạc nhiên khi một chương trình lớn, có uy tín, mang tính giáo dục cao lại có thể chấp nhận một cái "gần đúng" được cho là "đúng" như vậy.

Một Việt kiều ở Đức đã bình luận: Sự xuề xòa và cảm tính sẽ không mang lại một Việt Nam với những "đỉnh Olympia" đích thực. Tôi hoàn toàn không có thành kiến gì, nhưng đã là một cuộc thi thì cần một chuẩn mực.

                                                                                           Theo Vnn

Các tin khác

Em Nguyễn Thị Thùy Linh nhận xe đạp do Hội Khuyến học tỉnh và Công ty Sam Sung tặng
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Cố lên các sĩ tử 12

Mùa tuyển sinh đại học đã cận kề, hẳn các bạn 12 đang rất lo lắng trước kỳ thi quan trọng của cuộc đời.

Trường THPT Công Nghiệp giữ vững danh hiệu trường văn hóa

(HBĐT) - Từ năm 1980 đến nay, trường Công Nghiệp liên tục giữ vững danh hiệu trường tiên tiến, xuất sắc của tỉnh. năm 2000 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì. Từ 2005 đến 2009 là đơn vị lá cờ đầu của khối THPT ngành GD-ĐT tỉnh. Năm học 2005-2006 trường được UBND tỉnh công nhận trường chuẩn Quốc gia và được Tổng LĐLĐ Việt Nam cấp bằng công nhận trường văn hóa…

Trường đỗ 100% tăng vọt

Đáng chú ý Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2005-2006 không có thí sinh nào đỗ tốt nghiệp, năm học 2008-2009 tỉ lệ đỗ là 8,3%, đến năm nay tỉ lệ đỗ tăng vọt lên đến 90,6%

Tuyển sinh lớp 10 - Đề thi có độ khó nhất định

Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM đã khẳng định như vậy. Ông Chương cho biết, trong những năm qua, toàn ngành giáo dục đã vận động đổi mới phương pháp giảng dạy, không nặng lý thuyết, tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức. Do đó, đề thi tuyển sinh lớp 10 yêu cầu thí sinh phải biết cách vận dụng kiến thức đã học, không học thuộc lòng.

Những “tuyệt chiêu” tránh nóng rất... sinh viên

Nắng nóng cộng thêm mất điện, lại sống trong những khu nhà trọ lợp mái tôn pro xi măng. Tất thảy biến nơi ở của không ít sinh viên thành “ lò hấp” chính hiệu. Sinh viên đang tìm đủ mọi cách tránh “lò hấp” này.

Trên 300 cử nhân Phật học nhận bằng tốt nghiệp

Ngày 17/6 tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô - Hà Nội, Học viện Phật giáo Việt Nam đã tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cử nhân ngành Phật học cho trên 300 tăng, ni sinh khóa V(2006-2010) và khai giảng khóa học thứ VI (2010-2014).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục