Áp lực quá căng thẳng trong thi cử có thể khiến các em bị suy nhược cơ thể

Áp lực quá căng thẳng trong thi cử có thể khiến các em bị suy nhược cơ thể

Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa kết thúc, nhiều học sinh đã tự đến hoặc được cha mẹ đưa đến các bệnh viện, trung tâm tham vấn tâm lý vì có biểu hiện stress kéo dài, suy nhược thần kinh, cơ thể, rối loạn giấc ngủ hoặc các bệnh lý tâm thần.

Áp lực vì ý nghĩ "phải đỗ"

 

Em A.T ở TP Biên Hòa, vừa trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT đã điện thoại đến Trung tâm tham vấn tâm lý Bệnh viện tâm thần Trung ương 2 nhờ giúp đỡ. Em hết sức mệt mỏi, căng thẳng và lo lắng quá mức cho kỳ thi tuyển sinh đại học sắp tới. A.T cho biết, suốt mấy năm học THPT em đều là học sinh khá. Gia đình có hai chị em, chị gái T hiện đang là sinh viên của một trường đại học có uy tín ở TPHCM nên gia đình rất kỳ vọng vào A.T. Do áp lực căng thẳng của quá trình ôn thi tốt nghiệp vừa qua, cộng với sự kỳ vọng quá mức của gia đình và chính bản thân mình nên A.T dần rơi vào trạng thái stress, không thể tập trung học tập, mệt mỏi và có những dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ.

 

Còn H.Y 11 tuổi, nhà ở TPHCM, học sinh vừa học xong tiểu học, chuẩn bị bước vào lớp 6. H.Y là một học sinh ngoan, giỏi suốt 5 năm học tiểu học. Mục tiêu của cha mẹ là em phải vào được một trường nổi tiếng của thành phố. Do vậy, cha mẹ H.Y cho rằng đây là giai đoạn rất quan trọng, không những em phải đạt kết quả cuối năm thật giỏi mà cần phải chuẩn bị kỹ hành trang cho các năm học tiếp theo.

 

Học xong lớp 5, H.Y vẫn không được nghỉ hè, miệt mài đến các lớp học thêm và tự ôn tập ở nhà dưới sự giám sát của mẹ. Cường độ và thời gian học cao cộng với việc không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý khiến em rơi vào trạng thái chán ăn, mệt mỏi, đêm hay ngủ mơ… Gần đây, em xuất hiện tình trạng lo âu quá mức.

 

 

Không nên lo lắng,  kì vọng

 

Sau kỳ thi là lúc các em vắt kiệt sức, rơi vào trạng thái căng thẳng và suy nhược. Vì thế, các em hãy loại bỏ lo lắng về kết quả, về sự kỳ vọng. Các em đừng quá quan tâm đến điều đó nữa. Tâm lý được giải tỏa và hết lo lắng sẽ giúp các em lấy lại tinh thần, thoát khỏi các áp lực quá căng thẳng. Con đường đi của các em còn dài, không chỉ có mỗi kỳ thi mà các em vừa trải qua. Vì vậy, các em nên tĩnh tâm và ổn định tinh thần để bước tiếp con đường của mình.

 

Đối với các em vừa trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT và chuẩn bị thi ĐH, hãy có thời gian nghỉ ngơi hợp lý và củng cố lại tinh thần cho mùa thi tiếp theo. Chúng tôi đã từng gặp trường hợp có em suốt ngày học ôn trên lớp luyện thi, tối lại về học bài đến 2-3 giờ sáng. Như vậy, không những ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của mình, mà nhiều em còn rơi vào trạng thái rối loạn giấc ngủ, stress. Việc học như vậy còn ảnh hưởng đến kết quả kỳ thi mà các em đang chuẩn bị trải qua. Bên cạnh việc ôn thi, các em cần có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi. Chính yếu tố thoải mái mới là chất xúc tác giúp các em có năng lượng ổn định tinh thần cho kỳ thi tiếp theo.

 

Trước và sau kỳ thi, dù có quá kỳ vọng vào con cái, các bậc cha mẹ cũng không nên bộc lộ những kỳ vọng đó một cách mạnh mẽ quá. Nếu bộc lộ, vô tình điều đó sẽ chuyển thành những áp lực cho các em. Nhiều bậc cha mẹ khi con cái không làm được bài lại chì chiết hoặc mắng chửi các em. Điều đó tạo cho các em nhiều áp lực vì đã không hoàn thành được kỳ thi, lại mất chỗ dựa tinh thần là cha mẹ mình. Đã có những em rơi vào trạng thái phản ứng stress và khủng hoảng với ý nghĩ tự tử bởi cha mẹ la mắng khi không thành công trong học tập hoặc kết quả thi cử không tốt.

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục