Mô hình công lập tự chủ tài chính bộc lộ nhiều bất cập song nhiều trường tại TPHCM vẫn chưa chịu chuyển đổi sang trường công lập và chuyện học phí vẫn tiếp diễn...

 
Từ ngày 1-7, Nghị định 49/2010/NĐ-CP về học phí của Chính phủ có hiệu lực thi hành. Hiện đã có ít nhất 10 trường tiểu học, THCS công lập tự chủ tài chính ở các quận 1, 4, 6, Phú Nhuận, Bình Thạnh thuộc TPHCM công bố chuyển về trường công lập trong năm học này.
 
Đây là chuyển biến tích cực của các quận nhằm thực hiện đúng quy định về loại hình trường cũng như thống nhất mức thu học phí. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số trường tiểu học, THCS ở quận 10, Tân Phú... và 17 trường THPT của TPHCM vẫn chưa chuyển. 
 
Trả lại tên cho trường
 
Vào tháng 6-2009, Báo Người Lao Động đã có nhiều bài viết về mô hình trường công lập tự chủ tài chính với quan điểm thu học phí ở bậc tiểu học là sai.
 
Còn ở bậc THCS, loại hình trường này bộc lộ nhiều bất cập bởi chất lượng và cơ sở vật chất không tốt hơn so với trường công lập khác nhưng lại thu học phí cao hơn. Vì lẽ đó, năm nay, nhiều quận đã chuyển các trường công lập tự chủ tài chính về trường công lập.
 
Ông Đinh Thiện Căn, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 1, cho biết năm nay, quận 1 quyết định chuyển 4 trường công lập tự chủ tài chính về công lập xuất phát từ chủ trương thống nhất loại hình trường, bởi quy định hiện nay chỉ có 2 loại hình trường là công lập và ngoài công lập. Ngoài ra, theo quy định của Chính phủ, bậc tiểu học không được thu học phí.
 
 
Trường Tiểu học công lập tự chủ tài chính Lê Ngọc Hân (Q.1 - TPHCM) vừa được chuyển về công lập. Ảnh: TẤN THẠNH
Tương tự, tại quận 6, Trường Tiểu học công lập tự chủ tài chính Nguyễn Huệ đã được chuyển về trường công lập. Bà Phan Thị Phượng, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 6, cho biết nhận thấy việc thu học phí bậc tiểu học là sai luật nên năm nay Quận ủy, UBND quận đã chuyển Trường Tiểu học Nguyễn Huệ về trường công lập, không thu học phí. Tại quận 4, Trường Tiểu học công lập tự chủ tài chính Đống Đa và THCS Chi Lăng cũng đã được chuyển về công lập. Quận Phú Nhuận đã chuyển Trường THCS công lập tự chủ tài chính Ngô Mây về công lập...
 
Trong khi đó, Quận ủy, UBND quận 5 đã đồng ý chuyển 3 trường THCS công lập tự chủ tài chính là Lý Phong, Mạch Kiếm Hùng và Trần Hữu Trang về công lập và sẽ có quyết định chính thức trong nay mai. Như vậy, hiện chỉ còn một số trường công lập tự chủ tài chính ở các quận 10, Tân Phú... là chưa chuyển trường công lập.
 
Nỗi lo học phí
 
Trong lúc nhiều quận đã chuyển các trường tiểu học và THCS công lập tự chủ tài chính về công lập thì nhiều trường THPT công lập tự chủ tài chính thuộc Sở GD-ĐT TPHCM quản lý vẫn “im hơi lặng tiếng”.
 
Theo tài liệu hệ thống trường lớp tuyển sinh trung học năm học 2010-2011 được công bố rộng rãi cho học sinh lớp 9 để chọn trường, TPHCM hiện có 17 trường THPT công lập tự chủ tài chính, thu học phí 110.000 đồng/học sinh/tháng.
 
Như vậy, khi Nghị định 49/CP có hiệu lực, việc thực hiện thu học phí sẽ như thế nào? Một hiệu trưởng trường THPT công lập tự chủ tài chính cho biết đến nay vẫn chưa nghe quyết định gì từ phía Sở GD-ĐT nên học phí vẫn thu như quy định các năm trước.
 
Trao đổi với chúng tôi, bà Trần Thị Kim Thanh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP, cho hay Sở GD-ĐT TP đã xây dựng xong đề án học phí mới, áp dụng cho hệ thống trường công lập thuộc khu vực nội, ngoại thành.
 
Trong đó, các trường trong cùng khu vực nội hoặc ngoại thành có cùng mức thu như nhau, không còn trường công lập tự chủ tài chính như hiện nay. Hiện đề án học phí mới đang xin ý kiến các quận, huyện và trình HĐND TP thông qua vào tháng 8.
 
Bà Thanh cũng cho biết những trường thực hiện chương trình chất lượng cao sẽ có mức học phí riêng. Ở loại trường này, sẽ lấy thu bù chi chứ Nhà nước không cấp kinh phí.
 
Trong khi đó, vị hiệu trưởng trên cho rằng một khi đưa ra mức học phí mới thì cũng phải qua đầu học kỳ II mới có thể thực hiện được. Trong lúc trường công lập tự chủ tài chính lơ  lửng với số phận của mình thì đồng thời phụ huynh học sinh cũng lơ lửng với nỗi lo học phí.
 
 
 
                                                                                        Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Theo các chuyên gia tâm lí, để tạo một mùa hè bổ ích cho trẻ nên cho các em vui chơi, giải trí thoải mái hoặc tham gia các môn học năng khiếu nhẹ nhàng
Thí sinh thi vào trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM được sinh viên tình nguyện hướng dẫn tìm chỗ trọ

Đáp án môn văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10: Đủ “mở” để thí sinh không bị thiệt

Hôm nay 25-6, Sở GD-ĐT TPHCM triển khai đáp án tại các hội đồng chấm thi kỳ tuyển sinh lớp 10, trong bối cảnh một số ý kiến cho rằng, đề thi môn văn có câu hỏi tối nghĩa, làm cho thí sinh (TS) bị mất điểm. Nhưng với đáp án chính thức được đưa ra, ngành chức năng và nhiều giáo viên cùng khẳng định: Đáp án thoáng, TS không chịu thiệt.

“Đạo văn” ngoài tầm kiểm soát!

Nạn sao chép tài liệu, luận văn... đã khiến cho trường đại học - môi trường giáo dục bậc cao - trở thành nơi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vừa nhiều vừa phức tạp.

Thi đại học: Nơm nớp lo cúp... điện

Khoảng 10 ngày nữa, hơn triệu sĩ tử cả nước sẽ bước vào cuộc đua căng thẳng để có "vé" vào cổng trường ĐH. Ghi nhận sáng 23/6, hầu hết các trường đã sẵn sàng từ việc chuẩn bị địa điểm, cán bộ coi thi, đến bảo mật đề thi.... Băn khoăn chung của một số trường khu vực Hà Nội là lo cúp điện.

Intel Việt Nam trao 22 suất học bổng du học Mỹ

Sau hơn ba tháng tuyển chọn, hôm nay, 24-6, Intel Việt Nam đã công bố 22 sinh viên kỹ thuật xuất sắc nhất sẽ sang học hai năm cuối tại Đại học Portland State, Hoa Kỳ niên khóa 2010-2012.

Khó khăn trong giải quyết chế độ cho giáo viên mầm non ở huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Co giáo Đỗ Thị Mai Anh, Hiệu trưởng Trường PTCS Bắc Sơn chia sẻ: Bắc Sơn là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc. Mặc dù đã được Đảng, Nhà nước và địa phương quan tâm đầu tư nhiều cho giáo dục, nhưng hiện tại, xã vẫn đang phải duy trì một trường PTCS với 3 bậc học: Mầm non và Tiểu học và THCS. Riêng bậc học Mầm non năm học 2009-2010 có 6 lớp với 72 trẻ.

Toàn tỉnh có gần 1.200 giáo viên dạy giỏi các cấp

(HBĐT) - Năm học 2009 -2010, toàn tỉnh đã có 80,8% giáo viên mầm non, 99,5 % giáo viên tiểu học, 99,8% giáo viên THCS, 100% giá viên THPT, TTGDTX và giáo viên các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn và vượt về trình độ đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục