Đi học đầy đủ để nắm chắc kiến thức ngay trên lớp. Bên cạnh đó đừng ngại hỏi thầy cô khi chưa hiểu hoặc chưa biết… Đây là những bí quyết thành công của các sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội.

 

Ngày 25/6, hơn 600 sinh viên khóa 51 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội đã được cấp bằng tốt nghiệp. Trong số này có 12 gương mặt được nhận bằng tốt nghiệp loại xuất sắc, 113 sinh viên đoạt loại giỏi, 433 sinh viên đoạt loại khá và chỉ 75 sinh viên đạt loại trung bình.
 
Dân trí đã có cuộc gặp gỡ khá thú vị với 2 trong số 12 sinh viên đạt loại xuất sắc của trường để tìm hiểu bí quyết đạt kết quả tốt nghiệp "ấn tượng".

Nên đi học đầy đủ

Với điểm tổng kết 3,64/4 (theo hình thức đào tạo tín chỉ), Ngô Thị Huyền Trang, quê ở Đăk Lăc, đã tốt nghiệp loại xuất sắc của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG HN. Cầm tấm bằng khen trên tay, Trang xúc động nói: “Mình cảm thấy rất vui và hạnh phúc, đó là kết quả sau 4 năm mình đã cố gắng”.


Huyền Trang và mẹ trong ngày lễ nhận bằng.

Tuy việc chọn ngành Công nghệ Sinh học là do mẹ Trang chọn và định hướng nhưng Trang cũng sớm tỏ ra khá thích thú với ngành học của mình. Trang cho biết mình thích nhất những môn học về hóa sinh, sinh vật học phân tử và vi sinh vật, nhưng đối với Trang thì mỗi môn học đều là một trải nghiệm thú vị.

Chia sẻ về bí quyết học tập, Trang nói: “Đi học đầy đủ là một điều vô cùng quan trọng. Mình luôn cố gắng nắm bắt bài học trên lớp một cách tốt nhất, không hiểu gì thì còn có thể hỏi trực tiếp thầy cô.

Khi thấy hứng thú với một phần nào đó, mình sẽ tự tìm tài liệu đọc thêm. Ngoài ra, việc kết hợp các tài liệu tiếng Anh trên mạng mà thầy cô giới thiệu cũng giúp mình rất nhiều. Ban đầu thì còn hơi bỡ ngỡ vì các từ chuyên ngành khá là khó đối với mình, nhưng sau rồi thì cũng quen dần, đến năm thứ 2, thứ 3 thì việc đọc tài liệu cũng dễ hơn vì kiến thức chuyên ngành của mình cũng tương đối, vốn từ cũng khá hơn”.

Nói về dự định trong tương lai, Trang vui vẻ: “Trước mắt thì mình muốn tiếp tục học tập và nghiên cứu nhiều hơn nữa. Mình đang cố gắng kiếm một học bổng để đi du học châu Âu. Sinh học là một ngành rất thực tế, với lại cái cảm giác khám phá ra một cái gì đó mới thật là hay, nó khiến cho mình thực sự muốn gắn bó với ngành học này”.

Học tín chỉ: cần chịu khó và tự học

Chu Hoàng Lan, 22 tuổi, cô cử nhân tài năng trẻ của khoa Sinh học có điểm tổng kết khá ấn tượng 3,61/4.

 Sinh viên xuất sắc Chu Hoàng Lan.

Trong gia đình Lan, cả hai bố mẹ đều là giảng viên Trường ĐH Thái Nguyên. Ngay từ hồi nhỏ, Lan được bố “truyền” cho niềm say mê môn Sinh học. Lan đã học tập nỗ lực trong suốt 3 năm học chuyên Sinh trường chuyên Thái Nguyên. Năm 2006, Lan giành giải Nhì quốc gia môn Sinh. Giải thưởng đó giúp Lan được tuyển thẳng vào lớp Tài năng cử nhân Sinh học của Trường ĐH Khoa học tự nhiên.

Trong suốt 4 năm học đại học, Lan luôn giành được thành tích cao. Cô cử nhân trẻ tuổi đã chia sẻ với Dân trí về “bí kíp” học của mình khi nhà trường chuyển sang chương trình học tín chỉ.

Lan cho biết: Năm thứ hai, trường bắt đầu thực hiện chương trình học tín chỉ. Cử nhân tài năng học nhiều tín chỉ hơn, nên khá vất vả. Ban đầu có hơi bỡ ngỡ. Về sau, thời gian lên lớp ít hơn, vì thế Lan tự học ở nhà là chính.

Niềm đam mê nghiên cứu sinh học đã thôi thúc Lan tiếp tục học cao hơn nữa. Cô tâm sự rằng thời gian tới sẽ tìm kiếm cơ hội du học để tiếp tục nghiên cứu thêm ngành Sinh học.
 
Không trở thành giảng viên đại học, không kiếm tìm việc làm với tấm bằng xuất sắc, Lan chọn cho mình con đường du học để trau dồi thêm kiến tập, tiếp tục theo đuổi cái niềm đam mê của mình
 
 
 
                                                                                     Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Theo các chuyên gia tâm lí, để tạo một mùa hè bổ ích cho trẻ nên cho các em vui chơi, giải trí thoải mái hoặc tham gia các môn học năng khiếu nhẹ nhàng
Thí sinh thi vào trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM được sinh viên tình nguyện hướng dẫn tìm chỗ trọ
Không có hình ảnh

“Đạo văn” ngoài tầm kiểm soát!

Nạn sao chép tài liệu, luận văn... đã khiến cho trường đại học - môi trường giáo dục bậc cao - trở thành nơi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vừa nhiều vừa phức tạp.

Thi đại học: Nơm nớp lo cúp... điện

Khoảng 10 ngày nữa, hơn triệu sĩ tử cả nước sẽ bước vào cuộc đua căng thẳng để có "vé" vào cổng trường ĐH. Ghi nhận sáng 23/6, hầu hết các trường đã sẵn sàng từ việc chuẩn bị địa điểm, cán bộ coi thi, đến bảo mật đề thi.... Băn khoăn chung của một số trường khu vực Hà Nội là lo cúp điện.

Intel Việt Nam trao 22 suất học bổng du học Mỹ

Sau hơn ba tháng tuyển chọn, hôm nay, 24-6, Intel Việt Nam đã công bố 22 sinh viên kỹ thuật xuất sắc nhất sẽ sang học hai năm cuối tại Đại học Portland State, Hoa Kỳ niên khóa 2010-2012.

Khó khăn trong giải quyết chế độ cho giáo viên mầm non ở huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Co giáo Đỗ Thị Mai Anh, Hiệu trưởng Trường PTCS Bắc Sơn chia sẻ: Bắc Sơn là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc. Mặc dù đã được Đảng, Nhà nước và địa phương quan tâm đầu tư nhiều cho giáo dục, nhưng hiện tại, xã vẫn đang phải duy trì một trường PTCS với 3 bậc học: Mầm non và Tiểu học và THCS. Riêng bậc học Mầm non năm học 2009-2010 có 6 lớp với 72 trẻ.

Toàn tỉnh có gần 1.200 giáo viên dạy giỏi các cấp

(HBĐT) - Năm học 2009 -2010, toàn tỉnh đã có 80,8% giáo viên mầm non, 99,5 % giáo viên tiểu học, 99,8% giáo viên THCS, 100% giá viên THPT, TTGDTX và giáo viên các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn và vượt về trình độ đào tạo.

Thi “2 trong 1” phá sản?

Với chủ trương “nâng đầu yếu kém”, nhiều địa phương đã có những “cú nhảy ngoạn mục” trong tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT. 40 tỉnh có hệ THPT đỗ tốt nghiệp trên 90%, trong khi năm 2009 chỉ có 10 tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục