Theo các chuyên gia tâm lí, để tạo một mùa hè bổ ích cho trẻ nên cho các em vui chơi, giải trí thoải mái hoặc tham gia các môn học năng khiếu nhẹ nhàng
(HBĐT) - Sau một năm học vất vả và căng thẳng, hè tới là thời gian để trẻ nghỉ ngơi vui chơi nhưng hiện nay không ít những ông bố bà mẹ lại vội vàng lên lịch học hè dày đặc cho con.
"Đến 10/6 cháu phải đi học rồi ạ”. Câu trả lời của bé Trà My (phường Phương Lâm - TP Hòa Bình) khiến tôi phải giật mình, kỳ nghỉ hè của cháu vỏn vẹn có hai tuần. Đem câu chuyện trao đổi với nhiều bậc phụ huynh khác mới biết, bé My nghỉ hè 2 tuần là thoải mái rồi, nhiều em còn không biết một ngày hè nào. Bé Mai Phương là một ví dụ, vừa mới bước vào đầu tháng 5, chị Thơm – mẹ của Phương đã vội lo đến Cung VHTN tỉnh để tìm lớp học hè cho con. Khi được hỏi, chị Thơm phân trần: Con được nghỉ hè nhưng bố mẹ có được nghỉ đâu, không thể khóa con suốt ngày trong nhà nhưng thả ra là đi chơi nắng liền. Thôi thì cứ tìm cho con một chỗ học thêm vừa có kiến thức lại vừa an tâm đỡ lo con nghịch dại. Cùng chung tâm lý như chị Thơm, khi con vừa bắt đầu bước vào kỳ nghỉ hè thì cũng là lúc nhiều bậc phụ huynh liền đăng ký lịch học hè cho con mà không cần biết trẻ có bằng lòng không.
Hiện nay, trên địa bàn TP Hòa Bình có hai trung tâm mà nhiều bậc phụ huynh lựa chọn đó là Nhà Thiếu Nhi tỉnh và trung tâm HĐTTN tỉnh. Ông Ngô Đình Lìu, Giám đốc nhà Thiếu Nhi tỉnh cho biết: Hè này Cung thiếu nhi có các lớp như tiếng anh, thanh nhạc, vẽ, võ thuật, múa... đến nay, hầu hết các môn học đều có lịch kín cả tuần. Cũng tương tự như vậy, trung tâm HĐTTN, hàng năm duy trì từ 20 – 30 lớp học hè các loại. Có rất nhiều môn để các em theo học như ngoại ngữ, vẽ, tin học và các môn nghệ thuật biểu diễn như múa, thanh nhạc... Song thực tế, phần lớn các bậc phụ huynh thường đăng ký cho con em mình các môn học thiên về kiến thức hơn là năng khiếu. Thăm quan lớp học tiếng Anh tại TTHĐTTN dễ dàng nhận thấy đây là môn học đang rất “chuộng” tại thời điểm này. Lớp đông, giáo viên người nước ngoài liến thoắng, không biết các em sẽ tiếp thu được bao nhiêu. Chị Phạm Thị Thu, một bậc phụ huynh có con đang theo học ở đây cho biết: Thấy mọi người nói ở đây học hay lắm nên cũng cố gắng đăng ký cho con theo học. Một tuần ba buổi tiếng Anh còn buổi chiều cho cháu học thêm võ thuật.
Không có điều kiện đưa con đến các trung tâm, các nhà thiếu nhi thì nhiều bậc phụ huynh lại có cách khác để bắt con em mình học hè. Vợ chồng anh Toàn - chị Hà (phường Chăm Mát – TP Hòa Bình) có con gái lớn đang học lớp 3 và cậu con trai năm nay mới bước vào lớp 1 nhưng những ngày hè này anh chọn giải pháp đưa cả hai con đến gửi nhà cô giáo. Anh Toàn chia sẻ: Vẫn biết cho con học như thế là nhồi nhét quá nhưng giờ lớp 1 người ta cũng học ghê lắm, con nhà mình không học sợ không theo kịp bạn bè và cũng tiện có cô giáo nhận dạy kèm bán trú nên cho con đi học.
Thực tế hiện nay, nhiều em phải học thêm hè ngay từ tháng 7 là điều không mấy ngạc nhiên. Trong khi hầu hết các nhà trường học hè là để ôn lại kiến thức thì không ít các trung tâm, các cơ sở dạy thêm của thầy cô giáo lại dạy trước kiến thức. Chính điều này đã khiến nhiều bậc phụ huynh để thực sự yên tâm đã bắt con em mình chạy đua cả học ở trường lẫn học ở nhà cô giáo. Càng lớp cao, càng vào các lớp cuối cấp thì học hè càng trở nên căng thẳng. Nghỉ hè nhưng lại vẫn phải dậy sớm, đi học chẳng khác gì ngày thường với đủ ba môn toán - văn - ngoại ngữ ở nhà thầy cô, lịch học dày đặc đã khiến Thu Huyền đang học lớp 8 - trường THCS Lý Tự Trọng mệt mỏi. Huyền cho biết: Bố mẹ giao nhiệm vụ lên cấp III phải đỗ vào trường chuyên nên phải học ngay từ bây giờ.
Học hè dường như đã trở thành một trào lưu cuốn hút tất cả các bậc phụ huynh. Vợ chồng anh Tuấn – Chị Lệ (tổ 4, phường Phương Lâm – TP Hòa Bình) có 3 cô con gái đều đang tuổi đến trường, cả gia đình 5 người nhưng chỉ nhìn vào đồng lương thợ xây của anh và công may vá của chị nhưng dù vất vả, anh chị vẫn phải đảm bảo cho 3 con được đi học thêm ít nhất là 1 tháng hè để bằng chúng bạn. Chị Lệ tâm sự: Con người ta có điều kiện đi học mấy nơi, nhà mình nghèo thôi thì mình cho con đi học các môn chính. Vợ chồng vất vả một tý nhưng để con được bằng bạn bằng bè.
Con người ta học hè, con mình cũng phải học hè – đó là tâm lý chung của các bậc phụ huynh hiện nay mà không cần biết hiệu quả của việc học ra sao. Chính tâm lý này đã đẩy các em vào những ngày hè mệt mỏi. Kiến thức thu được là nền tảng sẵn có của mỗi em và kiến thức chỉ thực sự tiếp thu được tốt nhất khi các em được khi các em có tâm lý thoải mái, thích học. Nếu như cứ quyết tâm nhồi nhét để bắt các em học thì các bậc phụ huynh nên cân nhắc kẻo “tiền mất mà tật vẫn mang”.
Đinh Hòa
Sau hơn ba tháng tuyển chọn, hôm nay, 24-6, Intel Việt Nam đã công bố 22 sinh viên kỹ thuật xuất sắc nhất sẽ sang học hai năm cuối tại Đại học Portland State, Hoa Kỳ niên khóa 2010-2012.
(HBĐT) - Co giáo Đỗ Thị Mai Anh, Hiệu trưởng Trường PTCS Bắc Sơn chia sẻ: Bắc Sơn là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc. Mặc dù đã được Đảng, Nhà nước và địa phương quan tâm đầu tư nhiều cho giáo dục, nhưng hiện tại, xã vẫn đang phải duy trì một trường PTCS với 3 bậc học: Mầm non và Tiểu học và THCS. Riêng bậc học Mầm non năm học 2009-2010 có 6 lớp với 72 trẻ.
(HBĐT) - Năm học 2009 -2010, toàn tỉnh đã có 80,8% giáo viên mầm non, 99,5 % giáo viên tiểu học, 99,8% giáo viên THCS, 100% giá viên THPT, TTGDTX và giáo viên các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn và vượt về trình độ đào tạo.
Với chủ trương “nâng đầu yếu kém”, nhiều địa phương đã có những “cú nhảy ngoạn mục” trong tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT. 40 tỉnh có hệ THPT đỗ tốt nghiệp trên 90%, trong khi năm 2009 chỉ có 10 tỉnh.
Nhiều tỉnh, thành công bố tất cả học sinh tốt nghiệp lớp 9 đều được vào học lớp 10 hoặc tương đương với nhiều loại hình từ trường THPT công lập, ngoài công lập, giáo dục thường xuyên cho đến TCCN, dạy nghề... Như vậy, trên lý thuyết, trường lớp không thiếu nhưng tại sao phải tổ chức thi tuyển vào lớp 10? Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng do công tác hướng nghiệp, phân luồng còn yếu.
Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Theo đó, sinh viên được đánh giá giảng viên theo 8 tiêu chí trong đó có phương pháp giảng dạy, trách nhiệm, sự nhiệt tình, tác phong sư phạm của giảng viên.