Thí sinh được hướng dẫn tận tình trong kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2010.

Thí sinh được hướng dẫn tận tình trong kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2010.

Nhiều trường ĐH ngoài công lập đang lo ngay ngáy vì thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 quá ít, nhiều ngành học có nguy cơ đóng cửa do không tuyển được sinh viên

 

Khi các trường ĐH công lập lần lượt công bố điểm tuyển sinh và điểm chuẩn thì các trường ĐH ngoài công lập (chủ yếu là các trường tuyển sinh bằng xét tuyển) lại rất bối rối trước nguy cơ không tuyển được thí sinh (TS). Nhiều trường chỉ hy vọng tuyển được 10%-20% so với chỉ tiêu tuyển sinh theo số lượng hồ sơ đăng ký nguyện vọng (NV) 1 vốn đã rất ít ỏi, phần lớn phải trông chờ xét tuyển NV2, 3.

 
Chỉ tiêu nhiều, hồ sơ ít
 
Ông Lý Ngọc Đức, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại ngữ-Tin học TPHCM, cho biết năm 2010, chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 1.600 nhưng số hồ sơ đăng ký NV1 chỉ có gần 1.000 bộ. Với số lượng này may lắm chỉ có vài trăm TS đạt điểm sàn trở lên để có thể tham gia xét tuyển vào trường.
 
Tại Trường ĐH Hùng Vương, chỉ tiêu tuyển sinh là 1.660 nhưng chỉ có khoảng 2.000 TS đăng ký NV1 vào trường. Bà Nguyễn Thị Mai Bình, trưởng phòng đào tạo, dự đoán trong số này có khoảng 500 TS đạt điểm sàn trở lên và may lắm chỉ tuyển được 200 TS.
 
Ông Lưu Thanh Tâm, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM, cho biết đây là năm đầu tiên trường thực hiện xét tuyển và nhận được 3.600 hồ sơ đăng ký NV1, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh là 2.200 TS. Theo kinh nghiệm, ông Tâm dự đoán chỉ khoảng 10%-12% trong số này đủ điều kiện xét tuyển, còn lại phải phụ thuộc vào xét tuyển NV2, NV3.
 
Theo bà Nguyễn Thị Mai Bình, năm nay đề thi ĐH được đánh giá là khó nên khả năng điểm chuẩn nhiều trường sẽ thấp hơn năm trước. Điểm chuẩn càng thấp thì các trường xét tuyển lại càng khó khăn vì số TS đạt điểm sàn rớt lại cũng sẽ ít hơn, chất lượng TS trúng tuyển sẽ không như mong muốn.
 
Nhiều ngành điêu đứng
 
Theo đại diện các trường, vài năm lại đây có những ngành học không tuyển được sinh viên dù điểm trúng tuyển chỉ bằng điểm sàn. Nỗi lo này lại càng lớn trong mùa tuyển sinh năm nay khi số hồ sơ đăng ký rất ít.
 
Theo ông Lý Ngọc Đức, ngành tiếng Trung và Trung Quốc học rất khó tuyển. Năm 2009, trường chỉ tuyển được chưa tới 10 TS mỗi ngành và cuối cùng không thể mở lớp, TS trúng tuyển phải chuyển sang ngành Hàn Quốc học nhưng lớp Hàn Quốc học cũng chỉ vỏn vẹn có 35 sinh viên. Ngành tiếng Nhật khả quan hơn nhưng cũng đang “chết” dần khi những năm trước tuyển được 4 lớp, vài năm gần đây chỉ tuyển được 2 lớp và năm nay mới có 40 hồ sơ đăng ký NV1.
 
Ông Lưu Thanh Tâm cho biết thêm là mấy năm nay, ngành tiếng Anh của trường rất khó tuyển, phải trông chờ đến NV3 mới đủ một lớp để duy trì ngành học. Lãnh đạo Trường ĐH Văn Hiến cũng cho biết đang xem xét đóng cửa một số ngành học nhiều năm không tuyển được sinh viên như ngành văn hóa quần chúng, Việt Nam học... 
 
                                                                                   Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nhiều trường ở huyện Đà Bắc được đầu tư và đưa vào sử dụng đồ dùng, thiết bị giảng dạy vào công tác học tập và giảng dạy

Đua nhau dạy hè

Theo khảo sát của Báo Người Lao Động, việc học hè, dạy trước chương trình đã diễn ra ở hầu hết các trường tại TPHCM mặc dù Sở GD-ĐT cấm dạy hè đến trước ngày 16-8

Tư vấn tuyển sinh: Dưới điểm sàn ĐH có được cấp giấy chứng nhận điểm thi?

Điểm thi của em sẽ được làm tròn như thế nào? ĐH Ngoại thương có tuyển hệ ngoài ngân sách? Có được đăng ký dự thi liên thông sang trường khác? Liệu em có khả năng trúng tuyển vào trường ĐH Khoa học tự nhiên, HV Tài chính…?

Sẽ có nhiều osin trẻ tốt nghiệp cao đẳng

Những người giúp việc ở độ tuổi trung niên có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các đồng nghiệp trẻ tuổi tốt nghiệp từ các trường cao đẳng và được đào tạo để đáp ứng những nhu cầu cao hơn của các ông bà chủ.

Huy chương vàng Olympic Toán quốc tế Nguyễn Ngọc Trung: Với em, đây mới chỉ là bước khởi đầu!

"Em cảm thấy rất vui mừng vì mình đã mang về niềm vinh dự cho đất nước, cho tỉnh Phú Thọ. Thành tích mà em đã đạt được cũng không quá bất ngờ với em vì em tin vào bản thân mình. Em vô cùng biết ơn các thầy cô giáo và bố mẹ đã “chắp cánh” cho em có được thành tích như ngày hôm nay. Tới đây, em vẫn theo đuổi môn Toán và đích ngắm của em là khoa Toán,Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội)". Đó là tâm sự của Nguyễn Ngọc Trung, người vừa đoạt Huy chương vàng Olympic Toán Quốc tế.

Vì sao hơn 50% giáo viên trường THCS thị trấn Bo đồng loạt xin chuyển công tác?

(HBĐT) - Tổng kết năm học 2009 – 2010, trường THCS thị trấn Bo, Huyện Kim Bôi tiếp tục đạt thành tích cao với 60% học sinh đạt học lực khá giỏi, 41 em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện, 15 em học sinh giỏi cấp tỉnh; 16 giáo viên giỏi cấp huyện, 3 giáo viên giỏi cấp tỉnh, 17 chiến sĩ thi đua các cấp. Nhưng trước thềm năm học 2010 – 2011, nhà trường đang phải đối mặt với nguy cơ không tuyển sinh đủ một lớp 6, phải tiến hành dạy học 2 ca và có tới 9 trong tổng số 16 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy nộp đơn xin chuyển trường. Chuyện gì đang diễn ra ở ngôi trường có chất lượng dạy và học hàng đầu của huyện?

Nhiều lỗi trong đề thi ĐH môn tiếng Anh

Trên trang web của GS Nguyễn Văn Tuấn (hiện công tác tại trường y thuộc ĐH New South Wales - Úc) vừa có bài viết nhận xét về những sai sót trong đề thi ĐH môn tiếng Anh năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục