Nhiều trường mầm non ở Cao Phong đã tổ chức đón trẻ 4-5 tuổi, làm quen với cô với lớp trước ngày học chính thức

Nhiều trường mầm non ở Cao Phong đã tổ chức đón trẻ 4-5 tuổi, làm quen với cô với lớp trước ngày học chính thức

(HBĐT) - Đầu tháng 8/2010, ngành GD&ĐT huyện Cao Phong đã thành lập 4 đoàn công tác đến kiểm tra, khảo sát công tác chuẩn bị cho năm học 2010-2011 tại các trường trong huyện. Điều nhận thấy rõ nhất chính là hầu hết các trường đều thể hiện sự chủ động, tích cực chuẩn bị cho năm học mới với các điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ, công tác tuyển sinh...

 

Theo kế hoạch, năm học 2010-211, huyện Cao Phong có 388 lớp (7864 học sinh của 39 trường mầm non, tiểu học và THCS). Mục tiêu mà ngành đề ra đó là: tiếp tục ổn định quy mô về số trường, số lớp, huy động tối đa số học sinh trong độ tuổi đi học, đặc biệt ở các xã, xóm vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn (như các xã Yên Thượng, Yên Lập, Thung Nai, Xuân Phong...). Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và phong trào thi đua “dạy tốt-học tốt”...

              

Thời gian qua, ngành GD&ĐT huyện đã làm tốt công tác tham mưu cho các cấp uỷ, chính quyền địa phương; thực hiện công tác tuyên truyền, vận động trong cộng đồng. Các đơn vị trường học tiến hành công tác điều tra, thống kê chính xác các đối tượng học sinh cần đến trường. Vì thế,công tác tuyển sinh của các trường khá đúng tiến độ. Đồng chí Phạm Ngọc Nhất, Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết: “ Trong chỉ đạo và thực hiện, huyện quan tâm tới  việc chuẩn bị cơ sở vật chất trường, lớp học; kiện toàn, sắp xếp, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên”. Trong dịp hè vừa qua, đã có trên 100 cán bộ quản lý và giáo viên các ngành học, bậc học tham gia các chương trình tập huấn do tỉnh tổ chức. Ngành phối hợp với các ngành hữu quan, bố trí, sắp xếp để ngành đủ số giáo viên cho năm học (900 cán bộ, giáo viên); tiến hành bổ sung cán bộ quản lý ngành học mầm non (07 người); luân chuyển cán bộ quản lý (06 người); thực hiện việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ quản lý và luân chuyển hàng chục giáo viên giữa các vùng, phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến điều kiện cơ sở vật chất (trường lớp, bàn ghế, đồ dùng dạy và học), cũng được huyện quan tâm. Hiện nay, về cơ bản, huyện Cao Phong không còn phòng học tranh, tre nứa lá tạm bợ như trước kia, mà đã và đang từng bước nâng số phòng học kiên cố hoá có tỷ lệ cao hơn trước(năm học 2009-2010, tỷ lệ phòng học kiên cố của huyện chiếm trên 92,4%, với 418/452 phòng). Tại thời điểm này, thực hiện đề án kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, 14 công trình với 24 phòng học và 27 nhà công vụ cho giáo viên đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm học 2010-2011. Ngoài ra, một số dự án khác  đã tài trợ xây dựng được nhiều phòng học mới tại trường tiểu học Tây Phong, chi trường tiểu học Nam Phong, cùng một số hạng mục xây dựng mới (sân trường, công trình phụ trợ) tại tiểu học Đông Phong. Nếu năm học 2009-2010, các trường THCS Tây Phong còn phải sử dụng phòng học tạm, THCS thị trấn phải học nhờ cơ sở khác, thì năm học mới này, 02 trường đã có cơ sở mới khang trang hơn, đáp ứng tốt cho việc dạy và học của thầy trò nhà trường. Cô giáo Nguyễn Thị Bích, Hiệu trưởng trường Mầm non Bình Thanh cho biết: “Năm học 2010-2011, trường đón từ 150-160 cháu nhà trẻ và mẫu giáo. Trong đó, độ tuổi từ 4-5 tuổi, nhà trường tuyển sinh đạt 100% số cháu. Từ ngày 2/8, các cháu được đến lớp làm quen với cô, với lớp, từng bước ổn định tổ chức. Hiện nay, nhà trường và các bậc phụ huynh đang tiếp tục phối hợp để dọn dẹp, sắp xếp, trang trí lớp học; sửa sang lại trần nhà ở chi xóm Tráng. Các bậc phụ huynh đã quan tâm, đầu tư một số khoản kinh phí nhất định để các cháu có điều kiện học tập, vui chơi tốt nhất (như mua ti-vi cho các lớp, đồ dùng học tập, đồ dùng sinh hoạt). Giáo viên và học sinh nhà trường hồ hởi sẵn sàng bước vào năm học mới”./.

                                                                               

 

                                                                                           Bùi Văn

 

Các tin khác

70 CBQL và giáo viên tham gia buổi tập tại phòng GD-ĐT huyện Lạc Sơn
Khối chuyên ĐH Quốc gia Hà Nội đạt điểm thi ĐH cao nhất.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nhiều chỉ tiêu NV2 vào CĐ

Ngày 11-8, thêm nhiều trường ĐH và CĐ công bố điểm chuẩn và chỉ tiêu nguyện vọng 2

Tân Lạc xây dựng xã hội học tập

(HBĐT) - Xác định tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục là nhằm tạo dựng một xã hội học tập, trong nhiều năm qua, ngành GD&ĐT huyện Tân Lạc đã quan tâm thực hiện phong trào XHH giáo dục, qua đó đã nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về công tác giáo dục, về duy trì và phát triển số lượng, chất lượng giáo dục cũng như xây dựng cơ sở vật chất cho các ngành học, cấp học để thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho địa phương, góp phần thực hiện các mục tiêu KT – XH của huyện.

Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài - Bộ GD-ĐT: Không công nhận bằng cấp của chương trình không đảm bảo chất lượng

“Nếu chương trình không đảm bảo chất lượng, đối tác không được kiểm định thì bằng cấp sẽ không được công nhận. Trong tháng 8 này, Bộ có kế hoạch đi kiểm tra một số sơ sở liên kết đào tạo trong đó có các cơ sở mà gần đây được báo chí nhắc tới”.

Điểm chuẩn vào các trường ĐH Y Thái Bình, Y tế công cộng, Ngoại thương

Điểm trúng tuyển đối với học sinh phổ thông KV3 vào trường ĐH Y Thái Bình khối A là 20,5 điểm, khối B thấp nhất là 17,0 điểm; trường ĐH Y tế công cộng là 16,5 điểm; trường ĐH Ngoại thương khối A là 24 điểm, khối D1, 2, 3, 4, 6 là 22 điểm.

Tuyển sinh ĐH-CĐ 2010: Nhiều cơ hội cho nguyện vọng 2

Ngày 10-8, Báo SGGP tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Làm thế nào để trúng tuyển nguyện vọng (NV) 2, NV3?”. Trong gần 3 giờ, hàng trăm thắc mắc của bạn đọc đã được giải đáp bởi Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, thành viên Hội đồng điểm sàn Bộ GD-ĐT; Tiến sĩ Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen; Th.S Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang; Th.S Nguyễn Văn Long Giang, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật; Th.S Huỳnh Tổ Hạp, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Sài Gòn. Các chuyên gia khẳng định: Cơ hội vào NV2, 3 không ít nhưng không dễ vào và gợi mở “bí quyết” giúp thí sinh (TS) nắm chắc cơ hội để chiến thắng trong cuộc đua này.

Vẫn chưa thể cấp bằng cho sinh viên

Hôm qua, 10-8, ông Trịnh Trường Giang, Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, cùng đại diện khoa kinh tế, thanh tra và phòng tổ chức của trường đã có buổi làm việc với khoảng 15 sinh viên (SV) TC 04 KETD (kế toán tại chức Thủ Đức khóa 2004 - 2008) về việc cấp bằng tốt nghiệp. Buổi làm việc không đem lại kết quả khi nhiều câu hỏi của SV đề nghị cho biết lý do chưa cấp bằng đã không nhận được câu trả lời rõ ràng

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục