Sinh ra không có đôi bàn tay nhưng em Lê Hồng Công, học sinh lớp 2A6, Trường Tiểu học Lộc Ninh (xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) viết chữ rất đẹp. Công là tấm gương cho học sinh cả trường noi theo khi trong năm học vừa qua em đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Em Lê Hồng Công và những nét chữ được viết bằng cùi tay. |
Công là con út trong gia đình. Hai người anh của Công, một người mắc chứng hay quên, còn người kia cũng bị khiếm khuyết. Mẹ em, chị Nguyễn Ngọc Mít than thở: “Ngày trước cha tôi có tham gia kháng chiến và bị nhiễm chất độc da cam. Không ngờ, di chứng của chất độc ấy lại di truyền đến đời thứ 3”. Lúc sinh Công ra, em không có đôi bàn tay và mất bàn chân phải, lưỡi dính vào nướu răng. Mọi người khuyên chị Mít nên đem Công gửi vào trung tâm bảo trợ xã hội nhưng chị không đành lòng. “Con mình đứt ruột đẻ ra, ai nỡ đem bỏ nó”, chị tâm sự.
Mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình đều do chồng chị Mít - anh Lê Văn Vui cật lực “cày” để kiếm tiền nuôi 3 đứa con. Nhưng công việc của anh cũng thất thường, ai mướn gì làm nấy. Khi không có việc làm, anh Vui đi câu, đặt lọp kiếm con tép, con cá. Ngôi nhà tình thương của họ được bà con trong xóm quyên tiền xây cất đã 6 năm nay, giờ cũng đã dột nát.
Nói về Công, chị Mít nghẹn ngào: “Mấy năm trước, có một tổ chức tài trợ tiền cho Công phẫu thuật để tách lưỡi ra khỏi nướu răng. Nhưng phẫu thuật xong, hễ trời trở lạnh là nó lại đau nhức, vợ chồng tôi xót lắm”. Biết mình khiếm khuyết, không lành lặn như người khác nên trên khuôn mặt của Công từ lâu đã tắt hẳn nụ cười, lúc nào cũng nhăn nhó.
Nhắc đến việc học của Công, chị Mít như được an ủi: “Vợ chồng tôi không muốn cho con đi học. Nhưng nó cứ năn nỉ mãi, cuối cùng chúng tôi cũng xiêu lòng trước sự ham học của con”. Lúc Công vào mầm non, giáo viên ở trường không chịu nhận cậu nhưng sự quyết tâm của chị Mít đã thuyết phục được họ để cho Công vào học lớp lá.
Chị Mít tâm sự: “Ban đầu, tập cho Công cầm viết rất khó khăn vì không có đôi bàn tay. Cả cô giáo chủ nhiệm và tôi phải kèm cặp cháu, dùng 2 cùi tay cặp vào cây viết để viết từng chữ”. Sự khó khăn ấy càng nhân lên gấp bội khi đầu cùi tay của Công đau nhức vì chưa quen với việc cầm bút. Nhưng mong mỏi được học, biết chữ đã thôi thúc em. Vượt qua những tháng ngày khổ luyện, đến năm vào lớp 1, Công đã viết từng chữ rất rõ đẹp. Nhìn em nắn nót ba chữ “Lê Hồng Công” trên quyển tập, chúng tôi không khỏi khâm phục một cậu bé như em lại có thể làm được điều thần kỳ ấy. Không những thế, trong năm học vừa qua, thành tích học tập giỏi của Công làm nhiều bạn bè khâm phục.
Ông Diệp Thanh Hờn, Chủ tịch Công đoàn Phòng GD-ĐT huyện Hồng Dân, cho biết: “Công là trường hợp học sinh tật nguyền đặc biệt nhất trong huyện, nhà nghèo, khiếm khuyết cả tứ chi nhưng vẫn học xuất sắc”.
Theo SGGP
Đó là tên chương trình tọa đàm diễn ra ngày 18/9 tại ĐH Quốc gia Hà Nội. Buổi tọa đàm nhằm giúp các bạn học sinh, sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung hiểu rõ hơn về kinh tế xanh và phát triển bền vững môi trường.
Năm học 2010 - 2011, Bộ GD-ĐT bắt đầu triển khai dạy thí điểm chương trình tiếng Anh tiểu học theo đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020. Tuy nhiên, qua khảo sát trình độ, chỉ có 28 giáo viên (GV) đạt chuẩn, bắt buộc Bộ GD-ĐT phải hạ chuẩn GV nếu không muốn việc thí điểm bị phá sản. Thầy Cao Huy Thảo, Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt Úc (Sở GD-ĐT TPHCM) đã chia sẻ kinh nghiệm của nền giáo dục Indonesia trong việc phổ cập tiếng Anh cho toàn dân. Cách làm của nước bạn khác với con đường Việt Nam đang đi. Báo SGGP xin giới thiệu bài viết này.
Ngày 19-9, tại Hà Nội, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Công ty cổ phần Pico, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam phối hợp tổ chức Chương trình tuyên dương, khen thưởng 39 thí sinh trong cả nước đạt điểm thi từ 29 điểm trở lên trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2010.
(HBĐT) - Những năm qua, Trung tâm học tập cộng đồng xã Bắc Sơn, huyện Cao Phong luôn được xem là mô hình giáo dục không chỉ giúp người dân được học tập thường xuyên, mà còn trang bị kiến thức nhiều mặt, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 216 trường mầm non công lập với 5.362 CB, GV. Trong đó có 3.114 GV hợp đồng. Những GV hợp đồng chỉ được hưởng mức lương tối thiểu và hầu như không có khoản hỗ trợ đáng kể nào khác, do đó đời sống gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tình hình này sẽ được cải thiện khi HĐND tỉnh đã có Nghị quyết số 148/2010/NQ-HĐND ngày 21/7/2010 về chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non diện hợp đồng được HĐND tỉnh quyết định.
(HBĐT) - Năm học 2010-2011 có chủ đề “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” với một trong các nhiệm vụ chính là hoàn thành cơ bản nội dung chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục phổ thông và mầm non; tập trung giảm tối thiểu tiêu cực trong thi, kiểm tra, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, học sinh bỏ học… Tiếp tục chủ đề của năm học 2009-2010, những kết quả đạt được bước đầu là cơ sở để ngành Giáo dục triển khai có hiệu quả trong năm thứ hai thực hiện.