Trước tình trạng lạm thu tràn lan đầu năm học, ngày 20-9, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi UBND các tỉnh, TP đề nghị phối hợp để chấn chỉnh

 
Ngày 18 và 20-9, rất nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội tổ chức họp phụ huynh học sinh (HS). Cũng trong buổi họp này, nhiều khoản thu vô lý được công bố và không ít phụ huynh đã phải bấm bụng nộp tiền trong nỗi bức xúc.
 

Bảng thu chi của một lớp học đóng trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội

 
Theo một phụ huynh có con học lớp 1 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn A, quận Thanh Xuân, trong cuộc họp đầu năm, sau một hồi thuyết trình về máy chiếu, trưởng ban phụ huynh của lớp đã báo giá luôn 62 triệu đồng. Vị trưởng ban này cho biết  trước ngày họp đã trao đổi với một số phụ huynh và nhận được sự đồng ý sẽ hỗ trợ kinh phí để mua máy cho lớp.
 
Khi biểu quyết việc mua máy chiếu, chỉ một số người giơ tay nhưng vị trưởng ban vẫn cho rằng đa số đồng ý và yêu cầu mỗi phụ huynh phải đóng 1 triệu đồng. “HS lớp 1 có thực sự phải học bằng máy chiếu khi các cháu mới đang học từng nét chữ, từng chữ cái? Và liệu bỏ đến 62 triệu đồng mua một chiếc máy chiếu như vậy có lãng phí hay không?” – nhiều phụ huynh thắc mắc.
 
Tại một trường tiểu học khác ở quận Cầu Giấy, cha một HS lớp 2 cho biết các phụ huynh được phát một bảng kế hoạch thu - chi cho quỹ phụ huynh với 14 khoản chi, trong đó có mua sơn và tiền công sơn lớp, mua hoa, khăn, quạt, khung ảnh, đóng gáy xoắn tài liệu... Dự kiến trong ngày 20-10, ban phụ huynh của lớp mua hoa và quà cho khoảng 15 giáo viên trong trường.
 
Cũng tại cuộc họp này, các phụ huynh được phát một “biên bản thỏa thuận” giữa nhà trường và phụ huynh, trong đó đã ghi sẵn “chúng tôi nhất trí thu những khoản thỏa thuận sau” và hàng loạt khoản thu có sẵn, như: tiền khuyến học, nước uống, vệ sinh, photocopy, giấy thi... Tại Trường Tiểu học Dịch Vọng A, quận Cầu Giấy, ngoài tiền quỹ phụ huynh, các phụ huynh có con học lớp 2 cũng phải đóng thêm nhiều khoản khác tổng số lên đến hơn 500.000 đồng.
 
Để tăng cường công tác quản lý thu - chi cùng chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các trường học, ngày 20-9, Bộ GD-ĐT đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, TP chỉ đạo, kiểm tra việc thu - chi của các trường nhằm chấm dứt lạm thu dưới mọi hình thức. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh các trường phải thực hiện nghiêm những quy định về mức thu, về các đối tượng HS được miễn - giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho HS. Đối với những khoản thu để mua đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu HS, vở học tập mang tên trường..., các trường cần thống nhất chủ trương, kiểu mẫu với phụ huynh, phụ huynh sẽ tự lựa chọn và quyết định hình thức mua thích hợp.
 
Đối với những khoản đóng góp được thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh HS để thực hiện một số nhiệm vụ thay phụ huynh trong công tác nuôi dạy HS, như: tiền ăn, tiền chăm sóc bán trú, tiền nước uống..., các trường phải thỏa thuận với phụ huynh về chủ trương, công khai mức thu, nội dung chi bảo đảm nguyên tắc thu đủ bù chi. Về việc mua BHYT, các trường phải giải thích rõ nội dung và tính chất tự nguyện để phụ huynh không hiểu lầm khi mua các loại bảo hiểm thương mại...
 

Không tùy tiện lập quỹ, ép đóng “tự nguyện”
 

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển yêu cầu UBND các tỉnh, TP phải quy định mức thu phí hoạt động của ban đại diện phụ huynh HS. Việc chi tiêu phải lập kế hoạch và được thông qua trong cuộc họp phụ huynh HS đầu năm học. Các trường phải tổ chức thu, quản lý và thông báo dự toán sử dụng, công khai quyết toán các khoản đóng góp tự nguyện theo đúng quy định pháp luật; không tùy tiện lập các quỹ để ép buộc HS đóng góp dưới danh nghĩa tự nguyện. Các địa phương phải tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính; đồng thời có hình thức xử lý nghiêm đối với đơn vị, cá nhân cố ý thực hiện trái những quy định nêu trên.

 

                                                                                      Theo NLĐ

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục