Xã Trung Bì chăm lo cho thế hệ trẻ thông qua việc ưu tiên sự nghiệp giáo dục
(HBĐT) - Xã Trung Bì, huyện Kim Bôi là một trong những xã thuộc diện 135 của Chính phủ, cho đến nay, kinh tế phát triển vẫn chưa được đồng đều, cuộc sống của người dân trong xã còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên nhiều năm qua, Trung Bì lại được biết đến như một điểm sáng trong lĩnh vực văn hoá, xã hội, đặc biệt là các hoạt động xây dựng một xã hội học tập.
Cho đến nay, số trường học của huyện Kim Bôi được công nhận đạt chuẩn Quốc gia chưa nhiều, nhưng hiện tại, Trung Bì đã có 2 trường gồm Mầm non và Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Đó là niềm vinh dự tự hào lớn cho Đảng bộ, chính quyền và người dân trong xã. Tiếp chuyện chúng tôi, anh Bùi Văn Xiện, Chủ tịch UBND xã cho biết: nhiều năm qua, Đảng, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân các dân tộc trong xã luôn coi trọng, chăm lo đến sự nghiệp giáo dục. Xã có 3 trường học từ bậc học Mầm non đến THCS luôn được tạo điều kiện để phát triển. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, những năm gần đây, Trung Bì luôn huy động được 100% học sinh ở độ tuổi 6-14 tuổi đến trường đẩy đủ, không có học sinh bỏ học giữa chừng. Năm 1994, xã được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học- XMC, đến năm 2003 được công nhận phổ cập THCS. Từ đó đến nay, công tác phổ cập của xã vẫn được củng cố, duy trì thường xuyên, hàng năm luôn hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu. Năm 2005, thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện Kim Bôi về đề án xây dựng trường chuẩn Quốc gia, Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và nhân dân xã đã tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật chất cho nhà trường. Cùng với sự hỗ trợ của ngành, trong giai đoạn 2006 - 2010, trường Tiểu học xã đã xây dựng được 2 phòng học, 1 nhà hiệu bộ, sửa chữa và nâng cấp 4 phòng học cấp 4, đổ bê tông sân trường, làm nhà thường trực, nhà xe... Để có được cơ ngơi khang trang đó, ngoài việc tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, UBND xã đã cấp kinh phí 31 triệu đồng để mua cây cảnh trồng xung quanh trường và xây dựng nhà vệ sinh. Nhân dân và phụ huynh học sinh ủng hộ xây dựng, sửa chữa phòng y tế học đường và mua chậu hoa trị giá 10 triệu đồng. Từ năm 2005-2009, hỗ trợ kinh phí mua máy móc phục vụ cho hoạt động chuyên môn của nhà trường trị giá 80 triệu đồng. Ngoài ra, các doanh nghiệp trên địa bàn cũng hỗ trợ kinh phí cho nhà trường mua sắm trang thiết bị trị giá 10 triệu đồng , Đoàn thanh niên xã đóng góp tiền và ngày công để san lấp bãi tập và trồng bồn hoa, cây cảnh tặng nhà trường. Đến năm học 2010-2011, trường đã được xây dựng tu bổ khang trang với 17 phòng học và 5 phòng chức năng đảm bảo cho việc dạy và học. Từ đó, chất lượng giáo dục của nhà trường cũng dần được nâng lên. Trong 5 năm gần đây, số học sinh giỏi, giáo viên giỏi các cấp năm sau cao hơn năm trước. Hàng năm nhà trường đều được các cấp khen tặng tập thể tiên tiến và tiên tiến xuất sắc, Chi bộ nhà trường luôn đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh.
Cũng với sự quan tâm đặc biệt đó, Trường Mầm non xã mới được tách ra từ tổ mẫu giáo HTX Tre Thị thuộc trường Mẫu giáo xã Hạ Bì vào năm học 1999-2000 với bộn bề khó khăn. Nhưng vượt lên những khó khăn ban đầu, nhà trường đã phối hợp với gia đình và cộng đồng đề ra các giải pháp, biện pháp tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác dạy và học. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, trong những năm qua, nhà trường đã nhận được sự đầu tư của nhà nước, sự ủng hộ, đóng góp của các doanh nghiệp , nhân dân và các bậc phụ huynh để xây dựng trường lớp, mua sắm trang thiết bị trị giá trên 4,8 tỷ đồng. Từ một ngôi trường tranh, tre, nứa lá tạm bợ trở thành ngôi trường khang trang đảm bảo cảnh quan sư phạm , đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Trong công tác chuyên môn, nhà trường và gia đình có sự phối hợp chặt chẽ để chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhờ đó, kết quả vận động trẻ mẫu giáo ra lớp hàng năm luôn đạt 100%, trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ ra lớp đạt 79,2%. Trẻ đến trường được chăm sóc, nuôi dạy tốt, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đã giảm xuống còn 9,4% vào đầu năm 2010.
Chăm lo cho sự nghiệp giáo dục ở tất cả các bậc học, Trung Bì đã thực sự trở thành điểm sáng trong phong trào xã hội hoá giáo dục ở huyện Kim Bôi.
Thúy Hằng
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, các trường đại học, cao đẳng công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng hai và nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng ba từ ngày 15 đến 30-9. 118 trường đại học, cao đẳng đồng loạt công bố tuyển sinh khoảng 45 nghìn chỉ tiêu nguyện vọng ba.
(HBĐT) - Năm học 2010-2011, Bộ GD&ĐT và Hội Khuyến học Việt Nam đã có chỉ đạo trong cả nước về việc thực hiện triển khai “Tháng khuyến học”. Nhân dịp này, phóng viên HBĐT đã có cuộc phỏng vấn ông Quách Thế Tản, Uỷ viên BCH TW Hội khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội khuyến học tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 18/9, Bưu điện tỉnh Hòa Bình, Hội khuyến học tỉnh, Công ty Bảo hiểm PTI và Sở GD&ĐT tỉnh đã tiến hành trao học bổng chương trình “Chung tay vun đắp ước mơ xanh” năm học 2010-2011. Đại diện Tổng công ty bưu chính Việt Nam và nhiều ngành hữu quan tỉnh ta đã tới dự.
Đó là tên chương trình tọa đàm diễn ra ngày 18/9 tại ĐH Quốc gia Hà Nội. Buổi tọa đàm nhằm giúp các bạn học sinh, sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung hiểu rõ hơn về kinh tế xanh và phát triển bền vững môi trường.
Năm học 2010 - 2011, Bộ GD-ĐT bắt đầu triển khai dạy thí điểm chương trình tiếng Anh tiểu học theo đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020. Tuy nhiên, qua khảo sát trình độ, chỉ có 28 giáo viên (GV) đạt chuẩn, bắt buộc Bộ GD-ĐT phải hạ chuẩn GV nếu không muốn việc thí điểm bị phá sản. Thầy Cao Huy Thảo, Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt Úc (Sở GD-ĐT TPHCM) đã chia sẻ kinh nghiệm của nền giáo dục Indonesia trong việc phổ cập tiếng Anh cho toàn dân. Cách làm của nước bạn khác với con đường Việt Nam đang đi. Báo SGGP xin giới thiệu bài viết này.
Ngày 19-9, tại Hà Nội, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Công ty cổ phần Pico, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam phối hợp tổ chức Chương trình tuyên dương, khen thưởng 39 thí sinh trong cả nước đạt điểm thi từ 29 điểm trở lên trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2010.