Ngày 6/12, hơn 300 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia giáo dục của Hiệp hội các trường ĐH Á - Âu, UNESCO và Việt Nam đã tham dự diễn đàn "Việt Nam: Học tập suốt đời - xây dựng xã hội học tập".

 
Diễn đàn được tổ chức trong ba ngày 6- 8/12 tại Hà Nội. Phát biểu tại lễ khai mạc chiều qua 6/12, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: “Việc thiết lập hệ thống học tập suốt đời đang là xu thế, là mục tiêu của nhiều nền giáo dục trên thế giới. Học tập suốt đời ở Việt Nam dựa trên 5 trụ cột: giáo dục chính quy, giáo dục vừa làm vừa học, giáo dục từ xa, các trung tâm giáo dục thường xuyên và hệ thống các trung tâm giáo dục cộng đồng. Tuy nhiên, học tập suốt đời ở Việt Nam mới chỉ là cơ hội cho một tỉ lệ thấp dân cư, chất lượng, hiệu quả học tập cũng còn hạn chế.
 
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, một trong những quan điểm định hướng đã được nêu rõ trong dự thảo văn kiện trình ĐH Đảng toàn quốc lần thứ XI là “đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”.
 
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Trong đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2011 - 2020 đang được hoàn thiện, học tập suốt đời vừa được coi là mục tiêu, vừa là giải pháp để xây dựng xã hội học tập (XHHT). Việt Nam sẽ đảm đảo các điều kiện cần thiết để mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, suốt đời.

Chính vì vậy, Phó Thủ tướng bày tỏ mong muốn được phối hợp với ASEM và UNESCO Hà Nội đăng cai tổ chức Diễn đàn Học tập suốt đời (HTSĐ) để cùng làm rõ khái niệm và vai trò của HTSĐ trong quá trình xây dựng xã hội học tập nhằm hỗ trợ việc hoạch định chính sách HTSĐ của quốc gia và khu vực; chia sẻ các hoạt động hiệu quả trong việc triển khai chiến lược HTSĐ giữa các quốc gia của ASEM; xây dựng một không gian mở cho việc chia sẻ các nghiên cứu, phát hiện các ý tưởng mới, phát triển các khung pháp lý, tổ chức và tài chính giữa các quốc gia ASEM và các nước trong 2 khu vực; thúc đẩy hợp tác học thuật trong lĩnh vực nghiên cứu HTSĐ giữa các trường đại học ASEM; xác định các vấn đề hiện trạng cơ sở trong bối cảnh chính trị, văn hóa xã hội, những thuận lợi và rào cản đối với phát triển HTSĐ, nhằm mang lại cơ hội HTSĐ cho mọi người; tăng cường liên kết giữa các nhà nghiên cứu và các chính trị gia của 2 khu vực để phát triển các chính sách trong tương lai và mở rộng các hoạt động triển khai HTSĐ.

Phó Thủ tướng hy vọng rằng, từ diễn đàn này, các quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng sẽ tìm được cho mình những giải pháp phù hợp để thực hiện mục tiêu phát triển hệ thống HTSĐ, xây dựng XHHT.

Báo cáo về thực trạng của HTSĐ - xây dựng XHHT ở Việt Nam, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: “Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục phát triển trên nền tảng xây dựng XHHT ở Việt Nam đã và đang vận động đúng quỹ đạo của xu thế chung và đã đạt được những thành tựu cơ bản, quan trọng, đáng khích lệ. Các cơ sở giáo dục ngày càng được quan tâm đầu tư tốt hơn cả về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất.

Đến nay, đã có 52/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn GDTH đúng độ tuổi; 63/63 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Số năm học trung bình của người dân từ 15 tuổi trở lên là 9,6 năm. Sự khác biệt về trình độ học vấn giữa nam và nữ ngày càng được thu hẹp. Về cơ bản, Việt Nam đã đạt được sự bình đẳng giữa nam nữ trong giáo dục.
 
Đảm bảo mọi người dân đều được học tập suốt đời.

Hội Khuyến học Việt Nam, sau 14 năm xây dựng và phát triển, đã thực sự trở thành một tổ chức xã hội đặc thù, một tổ chức quần chúng sâu rộng có mặt tại 100% tỉnh, thành, huyện, thị, xã, phường và nhanh chóng lan tỏa xuống tận thôn, làng, bản, tổ dân phố, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang... với hơn 200.000 chi hội và hàng nghìn cụm dân cư khuyến học. Tổng số hội viên hiện lên tới hơn 7,5 triệu người; 3,5 triệu gia đình được công nhận là “gia đình hiếu học, khoảng 4 vạn dòng họ được công nhận là “dòng họ hiếu học” và hàng vạn cụm dân cư khuyến học được xây dựng.

Đặc biệt, Hội đã phối hợp với ngành giáo dục xây dựng được hơn 9.600 Trung tâm Học tập cộng đồng, chiếm hơn 90% tổng số xã, phường trong cả nước - một thiết chế giáo dục cộng đồng, cơ sở học tập thường xuyên ngoài xã hội cho người lớn.

Những năm qua, Hội đã xây dựng và phát triển Quỹ khuyến học, tranh thủ sự đóng góp của nhiều nhà hảo tâm, các doanh nhân, các đoàn thể, các tổ chức và lực lượng xã hội, các đơn vị lực lượng, vũ trang... mỗi năm cấp học bổng cho 2-2,5 triệu lượt học sinh nghèo.

Ngoài việc hỗ trợ bằng tiền, nhiều nhà hảo tâm còn ủng hộ bằng hiện vật, đặc biệt là đã hiến hàng ngàn mét vuông đất xây trường mầm non, trường nội trú, trường bán trú dân nuôi, trường phổ thông, tổng giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng. Hiện tổng số tiền trong các loại quỹ khuyến học, tính đến đầu năm 2010, có trên dưới 684,908 tỷ đồng Việt Nam.

Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cũng đã xây dựng thành công Đề tài khoa học cấp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ giao về “Xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam” được Hội đồng cấp Nhà nước đánh giá xuất sắc.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, Việt Nam tiếp tục xây dựng XHHT giai đoạn 2011-2020 với những tiêu chí cơ bản là đảm bảo các điều kiện cần thiết nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, HTSĐ góp phần nâng cao dân trí, năng lực công dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội. Trong đó, HTSĐ được coi vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để xây dựng XHHT. Với tiêu chí đó, quan niệm về XHHT phải được mở rộng và tiếp cận sâu với 5 trụ cột của học tập “học để biết, học để làm, học để tồn tại, học để cùng chung sống, học để quan tâm đến hành tinh”.

 

                                                                                Theo DanTri

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục