Với mục tiêu chính là hướng dẫn, giúp đỡ thí sinh bớt đi những gánh nặng, nỗi lo về phương tiện, cách thức đi lại, nơi ăn ở… có đủ điều kiện tập trung thi cử, chương trình Tiếp sức mùa thi qua 10 năm thực hiện đã góp phần cùng ngành giáo dục ươm mầm những tài năng tương lai cho nước nhà.

Các tình nguyện viên Trung tâm Hỗ trợ sinh viên đang tư vấn cho các thí sinh.


Ông Quách Hải Đạt, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TP Hồ Chí Minh, đơn vị chịu trách nhiệm chương trình cho biết: "Đây là năm thứ 15 chương trình hỗ trợ thí sinh thi đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) mà Trung tâm tổ chức và là năm thứ 10 mang tên chương trình Tiếp sức mùa thi. Tính đến đầu tháng 6, chúng tôi đã huy động được hơn 17.000 lượt sinh viên tham gia; chuẩn bị được 60.000 suất cơm nước; 30.000 vé xe buýt miễn phí; 10.000 bản đồ xe buýt, 250.000 bản đồ thành phố, 250.000 cẩm nang, 32.000 suất bánh mì Kinh Đô miễn phí... Tất cả đều đã sẵn sàng chờ đón thí sinh và phụ huynh về TP tham gia kỳ thi ĐH, CĐ 2011". Đặc biệt, năm nay Ban tổ chức chương trình đã chuẩn bị hơn 40.000 chỗ trọ, trong đó có hơn 9.000 chỗ trọ miễn phí (tăng gấp đôi năm trước). Tổng kinh phí tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi 2011 tại khu vực TP Hồ Chí Minh là hơn 4,2 tỷ đồng.

Nhằm hỗ trợ thí sinh một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm thời gian, chi phí, đồng thời phát huy được kết quả của những năm trước, các thí sinh và phụ huynh sẽ được tư vấn và hướng dẫn tận tình ngay khi đặt chân vào thành phố. Lực lượng tình nguyện viên sẽ có mặt tại hầu hết các bến xe, nhà ga và các địa điểm khác (Bến xe Miền Đông, Miền Tây, An Sương, Ngã tư Ga, Bến xe Chợ Lớn, Ga Sài Gòn, Ngã tư Thủ Đức, Trạm 621 - Thủ Đức, Trạm Ngã ba Đại Cương và một số trạm xe buýt). Thí sinh và phụ huynh sẽ được đón, tư vấn, hướng dẫn và giới thiệu các chỗ trọ giá rẻ và an toàn. Để phục vụ tốt nhất cho thí sinh và phụ huynh, lực lượng tình nguyện viên đã được thông tin đầy đủ về chương trình, được sàng lọc tuyển chọn, tập huấn kỹ lưỡng. Các tình nguyện viên đáp ứng được những tiêu chuẩn nhanh nhẹn, tháo vát, nhiệt tình... Đặc biệt có nhiều tình nguyện viên đã tham gia Tiếp sức mùa thi nhiều năm, có kinh nghiệm hỗ trợ thí sinh và người nhà.

Ngoài các bến xe, nhà ga và các địa điểm trực của cấp thành phố, Ban tổ chức chương trình đã triển khai xuống các trường. Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên các trường ĐH, CĐ đã chủ động lên kế hoạch tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi ngay tại trường. Sinh viên tình nguyện các trường đã chủ động liên hệ với chủ nhà trọ quanh khu vực tổ chức thi nhằm giới thiệu cho thí sinh. Trong những ngày thi, sinh viên tình nguyện các trường đã có nhiều hoạt động hỗ trợ thí sinh như hướng dẫn phòng thi, giữ đồ, tặng vật dụng cho thí sinh…

Trung tâm Hỗ trợ sinh viên đã xây dựng một số điểm mới trong chương trình như thành lập đội hình hỗ trợ điều tiết giao thông, phối hợp với kênh VOV Giao thông để thông tin tình hình giao thông cho thí sinh, phụ huynh; phối hợp với các hội đồng thi in thông tin hỗ trợ thí sinh trên giấy báo dự thi; phối hợp với các công ty vận chuyển như công ty đường sắt, xe chất lượng cao để thông tin về chương trình trên suốt hành trình về thành phố; phối hợp với các sở GD-ĐT, đoàn thanh niên các tỉnh, thành thông tin chương trình cho thí sinh trước khi về TP Hồ Chí Minh dự thi.

Ông Bùi Văn Huống, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Văn phòng phẩm Thiên Long hồ hởi nói: Tập đoàn Thiên Long đã đồng hành với Tiếp sức mùa thi 10 năm qua. Năm 2011, chúng tôi sẽ cùng chương trình tiếp tục tổ chức tại 12 tỉnh, thành phố. Cùng với Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Bộ GD-ĐT, Báo Thanh Niên, Tập đoàn Thiên Long chúng tôi cam kết sẽ cố gắng đến mức cao nhất để hướng dẫn, giúp đỡ thí sinh của kỳ thi ĐH, CĐ năm nay bớt đi những gánh nặng, nỗi lo về phương tiện, cách thức đi lại, nơi ăn ở… Chúng tôi hy vọng rằng sự quan tâm của cả xã hội, sự cố gắng của từng thí sinh với những đóng góp nhỏ bé của chúng tôi thông qua chương trình Tiếp sức mùa thi, sẽ tạo nên động lực để cùng các em mở cánh cửa tri thức, đi vào một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.

                                                                       Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục