Phụ huynh không mong muốn con mình là những học sinh bị đem ra thí điểm để rồi lại sửa sai. Trong ảnh: phụ huynh chọn mua sách giáo khoa cho con chiều 11-6.

Phụ huynh không mong muốn con mình là những học sinh bị đem ra thí điểm để rồi lại sửa sai. Trong ảnh: phụ huynh chọn mua sách giáo khoa cho con chiều 11-6.

Trong hàng trăm ý kiến gửi về Tuổi Trẻ xung quanh đề án “Đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015” những ngày qua, có rất nhiều ý kiến “đặt hàng” cho công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà.

 

* Có quá nhiều lý giải hợp lý của những người soạn thảo khi đưa ra đề án. Những phụ huynh như chúng tôi không thể hiểu hết những gì mà các giáo sư nói về tính khoa học và các quan chức giáo dục nói về tính hợp lý cũng như mức độ cần thiết của đề án cho dù kinh phí có lớn đến đâu.

Chỉ có điều chúng tôi hiểu rất rõ, cảm nhận rất sâu sắc từ thực tế con em mình là các em ngày càng học nhọc nhằn hơn. Xin hãy vì con em chúng tôi mà nhìn lại thêm những gì chúng ta làm với mong muốn con em chúng ta tốt hơn, đất nước có nhiều nhân tài hơn...

Nguyen Ngoc

* Đổi mới chương trình và sách giáo khoa là cần thiết trong thời điểm hiện tại và cần làm ngay. Đặc biệt hiện nay khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, chương trình giáo dục cần được thay đổi để thích nghi với thời đại. Ngoài ra, rất nhiều vấn đề khác trong giáo dục cần được giải quyết như xây mới trường học, đào tạo giáo viên...

Vì tương lai của giáo dục nước nhà, vì tương lai con em, chúng ta có thể tốn kém số tiền khổng lồ nhưng quan trọng là ngành giáo dục có sử dụng thật hiệu quả số tiền đó hay không.

Lê Đặng

* Bộ GD-ĐT chỉ cần nghiên cứu cơ sở khoa học về đổi mới, chương trình - sách giáo khoa, định hình chương trình khung cho từng cấp học để mọi người góp ý. Việc soạn nội dung chi tiết sách giáo khoa cũng vậy. Vấn đề còn lại là tập trung xây dựng cơ sở vật chất, các trường học tại những vùng khó khăn để học sinh vùng sâu vùng xa bớt phải chịu thiệt thòi. Mặt khác, cần tập trung đào tạo đội ngũ giáo viên, nâng chuẩn giáo viên. Nếu để tình trạng “cùng sào mới vào sư phạm” sẽ dẫn đến đội ngũ giáo viên trình độ năng lực kém, kỹ năng không tốt thì không đào tạo học sinh tốt lên được.

Trinh Le Quang

* Ngành giáo dục cứ loay hoay mãi với đổi mới phương pháp, nhưng tình hình không được cải thiện bao nhiêu. Đã đến lúc xem xét lại chiến lược đào tạo con người của ta cho phù hợp thời đại. Thực trạng giáo dục hiện nay học sinh phải học nhiều thứ quá, trong khi đó nội dung mỗi môn học lại không đáp ứng được yêu cầu cuộc sống, xã hội.

Nguyễn Hoàng Anh

* Thay sách, thí điểm nhưng đừng biến học sinh thành những chú chuột bạch trong phòng thí nghiệm. Học sinh học không nổi thì một thời gian sau lại tiếp tục... thay sách mới!? Biên soạn sách và chương trình cho người học thì nên tiếp thu ý kiến từ chính người học và người trực tiếp dạy.

B.Đ.

* Một chương trình giáo dục hiệu quả không phải là đề án nhiều tỉ, mà phải phù hợp với xu thế mới và phù hợp với thực tế như cơ sở vật chất, khả năng kinh tế, trình độ nhận thức của đối tượng giáo dục, điều kiện cho người làm công tác giáo dục... Mong rằng đừng đánh gục những con người có tâm huyết với ngành, đừng lãng phí ngân sách nhà nước, loại bỏ căn bệnh hình thức và kỹ thuật chạy theo thành tích hiện nay.

Hoang Khai

* Chúng ta kêu gọi cải cách giáo dục, học tập các mô hình giáo dục tiên tiến. Nhưng việc tiếp thu như thế nào mà kết quả đầu ra còn mãi bị kêu ca khi chương trình quá tải, học sinh vẫn thiếu kỹ năng thực hành, thiếu kỹ năng sống. Tôi có ý kiến rằng nếu cán bộ trong ngành chưa xây dựng được mô hình giáo dục như mong muốn thì có thể sử dụng tư vấn từ nước ngoài, chất xám từ bên ngoài. Có người xây dựng, có người phản biện, quyết tâm xây dựng được mô hình giáo dục mới tiên tiến, đáp ứng mong mỏi của nhân dân.

Thanh Danh

* Các vị lãnh đạo Bộ GD-ĐT nên lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà khoa học giáo dục, các giáo sư, thầy cô giáo và những cán bộ công tác trong ngành giáo dục cũng như dư luận xã hội để điều chỉnh, sửa đổi và hoàn thiện các đề án liên quan đến giáo dục của mình.

Tùng Huy

                                                                         Theo TuoiTre

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục