(HBĐT) - Sau 4 năm chương trình tín dụng cho HS- SV nghèo đã thực sự đi vào cuộc sống, trở thành điểm tựa cho nhiều HS- SV của huyện Đà Bắc đang chắp cánh cho những ước mơ của bao gia đình nghèo.

 

Đà Bắc với dân số trên 5 vạn người, tỷ lệ hộ nghèo gần 30%. 10/20 xã, thị trấn của huyện là xã đặc biệt khó khăn. Hàng năm có hàng trăm HSSV theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề… có hoàn cảnh khó khăn. Sau 4 năm triển khai thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HS- SV đông đảo người dân rất ủng hộ. Đây là một chính sách đầu tư chiến lược cho con người, đầy tính nhân văn, bình đẳng trong học tập và hướng tới sự công bằng xã hội. Đến nay, tổng dư nợ cho vay HS- SV trên địa bàn huyện đạt trên 11 tỷ đồng đã có trên 1.000 HS- SV được vay vốn với mức vay bình quân 11 triệu đồng. Ông  Chu Đại Thanh, Giám đốc phòng giao dịch Ngân hàng CS- XH Đà Bắc cho biết: Nguồn vốn cho vay HSSV ở huyện đã đáp ứng nhu cầu vốn của những hộ gia đình thực sự khó khăn vì thiếu tiền mà phải bỏ học. Đồng thời, chứng minh được tính đúng đắn của của chủ trương giúp HSSV có cơ hội theo học tại trường đại học, cao đẳng, dạy nghề…, giảm nguy cơ thất nghiệp. Chính sách tín dụng với HSSV được áp dụng để hỗ trợ cho HS- SV có hoàn cảnh khó khăn trang trải chi phí học tập, sinh hoạt bao gồm: tiền học phí, mua sắm sách vở, phương tiện học tập, ăn, ở, đi lại. Đối tượng được vay vốn khá rộng là: HS- SV có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề.  

 

Để đáp ứng nhu cầu của HSSV nghèo, phòng giao dịch ngân hàng CS- XH huyện đã tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương về chủ trương của Nhà nước đến với nhân dân, đặc biệt đối tượng được thụ hưởng. Tổ chức mạng lưới giao dịch lưu động đến từng xã, thị trấn thông qua 203 tổ tiết kiệm vay vốn ở các thôn, bản, làng nắm bắt nhu cầu, hướng dẫn người vay làm hồ sơ, thủ tục kịp thời, tiết kiệm được thời gian. Trước đây, không ít gia đình nghèo ở  Đà Bắc khi nhận được giấy báo con em đỗ vào các trường đại học, cao đẳng có tâm trạng vui, buồn lẫn lộn. Họ vui là bởi bao năm đèn sách và đến kỳ thi tuyển con em đã đỗ đạt vào trường học, cơ hội tiến thân của người dân nghèo bao đời đã mở ra... Thế nhưng, đan xen niềm vui đó là nỗi lo tiền bạc cho con em ăn học suốt cả quá trình dài. Từ khi có tín dụng HS- SV, sự lo âu, phiền muộn về "cơm, áo, gạo, tiền" gần như đã được trút bỏ, không ít gia đình nghèo giờ đây nuôi 3- 4 con đi học đại học, cao đẳng cùng lúc. Sau này ra trường, các em đi làm cùng giúp gia đình trả nợ ngân hàng. Đây là chương trình tín dụng được bà con tâm đắc nhất, quát triệt các ngành chức năng hết sức nghiêm túc, bám sát cơ sở, cho vay kịp thời, đúng đối tượng và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả cao nhất để vốn vay thực sự có ý nghĩa. Chương trình tín dụng này sẽ xóa bỏ gánh nặng đôi vai và những lo âu, trăn trở của các bậc phụ huynh có điều kiện nghèo khó. Rất nhiều hộ được vay tín dụng HSSV đều có chung tâm sự rằng, nếu không có chương trình tín dụng HSSV, chắc chắn con em của mình không thể theo học đại học, cao đẳng, trung cấp và kể cả học nghề. Mong rằng, những đối tượng HSSV được hưởng chính sách này cần phát huy năng lực, học tập tốt để tìm kiếm cơ hội việc làm, vươn lên thay đổi cuộc sống trong tương lai.

 

                                                                                       Việt Lâm

 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục