Thế hệ học sinh lớp năng khiếu dân tộc khoá 1992- 1995 đã đặt một dấu ấn không thể quên trong chặng đường xây dựng và trưởng thành của trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ.
(HBĐT) - “Lớp năng khiếu dân tộc khoá 1992- 1995 trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ gọi nôm na là thế, thực ra theo quyết định tổ chức lớp của UBND tỉnh thì tên đầy đủ là lớp tạo nguồn cán bộ dân tộc của tỉnh. Với ý nghĩa đó nên lớp luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Tỉnh ủy, UBND và của ngành GD&ĐT nói chung và nhà trường nói riêng”- Thầy giáo Quách Thắng Cảnh, nguyên là chủ nhiệm lớp, hiện nay đang là Hiệu phó trường PT DTNT tỉnh cho biết.
Cũng do đặc thù ấy, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo tổ chức thi tuyển học sinh ở các huyện, thị xã trong tỉnh. Theo đó, mỗi huyện, thị xã sẽ tuyển chọn 4 em học sinh lớp 9 là con em dân tộc có học lực tốt để tham gia lớp tạo nguồn cán bộ dân tộc của tỉnh khóa đầu tiên. Theo chỉ tiêu có hơn 40 em học sinh nhưng đến khi nhập học chỉ có 33 em. Trong quá trình học, vì nhiều lý do nên đến giữa năm đầu chỉ còn lại 27 em. Có một điều đặc biệt là các em được học với nhau liên tục ở lớp năng khiếu dân tộc từ năm lớp 9- lớp 12, không phải chia tách sau kỳ thi vào lớp 10 như các hệ chuyên khác. Có lẽ chính điều đó đã trở thành chất keo kết dính tình bạn, tình thầy, trò và hơn thế nữa còn làm cho mỗi học sinh ở thế hệ ấy vẫn luôn coi trường, lớp là ngôi nhà chung đầm ấm. Cho dù họ đã rời xa nó 16 năm.
Anh Quách Văn Thông hiện đang là thạc sỹ, giảng viên trường trung học Kinh tế- kỹ thuật tỉnh nhớ lại: Ngày ấy, lớp chúng tôi vui lắm là học sinh dân tộc ở xa nhà nên hầu hết được ưu tiên ở trong ký túc xá của trường. Ngày ấy mới 15 tuổi, hầu hết là lần đầu tiên sống xa nhà nên thầy giáo chủ nhiệm cũng phải ở cùng. Để chúng tôi nguôi ngoai nỗi nhớ nhà, thỉnh thoảng thầy vẫn sang hát chèo cho chúng tôi nghe. Phải nói là những ngày tháng ấy đầy ắp kỷ niệm. Thầy chăm bẵm, lo lắng cho chúng tôi như cha, mẹ.
Không phụ công thầy, 27 học sinh lớp năng khiếu dân tộc đã không ngừng nỗ lực, cố gắng rèn luyện, học tập và học giỏi. Cho đến bây giờ, những cái tên như Bạch Trường Sơn, Đinh Mai Anh, Bùi Thị Quỳnh Liên... vẫn luôn là niềm tự hào của thế hệ học sinh niên khóa 1992 - 1995.
Thầy giáo Quách Thắng Cảnh tự hào: Không thể kể, nói hết những khó khăn khi ấy. Nhưng các em đã luôn cố gắng, nỗ lực để xứng đáng với sự kỳ vọng của thầy, cô và nhà trường. Nhờ đó, các em đã đạt được những thành tích nổi bật cho đến bây giờ vẫn là những dấu ấn khó quên như: em Bạch Trường Sơn đã giành giải nhất môn toán trong Festival các trường dân tộc nội trú toàn quốc năm 1994 tại Bình Định; em Đinh Mai Anh đạt giải nhì môn tiếng Anh toàn quốc năm 1994; em Bùi Thị Quỳnh Liên đạt giải nhất mô, toán lớp 9 trong kỳ thi học sinh giỏi các trường chuyên trong tỉnh... Đến nay, trong số 27 học sinh của lớp, hiện nay đã có 4 em có trình độ thạc sỹ. Thế hệ học sinh này đã đáp ứng được sự kỳ vọng của các cấp, ngành, chính quyền địa phương khi tổ chức lớp tạo nguồn cán bộ dân tộc cho tỉnh. Đồng thời, chính các em cũng đã khẳng định được bản thân trong các lĩnh vực KT-XH, KH-CN, AN-QP ở địa phương.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Với niềm đam mê môn toán, năm học 1996 - 1997, Nguyễn Ngọc Xuân đã thi vào lớp chuyên toán của trường THPT năng khiếu Hoàng Văn Thụ. 3 năm ngồi trên ghế nhà trường, Xuân luôn nỗ lực học tập, rèn luyện giành nhiều thành tích cao.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến hết tháng 7/2011, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 8.950 lao động, đạt gần 56% kế hoạch.
Ngày 25-8, các trường ĐH, CĐ bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) nguyện vọng (NV) 2. Xét tuyển NV2 năm nay có gì khác so với những kỳ tuyển sinh trước, thí sinh được phép rút lại hồ sơ bao nhiêu lần, chọn trường/ngành ĐKXT như thế nào để có cơ hội trúng tuyển cao?
Với hình thức đào tạo bằng tín chỉ, bảng điểm của sinh viên sẽ được biểu hiện bằng các chữ cái (A, B, C, D) để đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Tuy nhiên, chính bảng điểm có chữ này đã gây không ít phiền toái cho các sinh viên khi ra trường xin việc làm.
Khi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 1, thầy cô nào cũng phải chuẩn bị tinh thần “sắt”. Các em đang trong giai đoạn chuyển “từ chơi sang học”, giáo viên thường xuyên phải đối mặt với không ít tình huống không hề có trong giáo án.
Trước đây người ta thường nghĩ chỉ sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài mới có nhiều cơ hội cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Hiện nay, không ít sinh viên Việt Nam được đào tạo hoàn toàn trong nước đã có thể đi khắp thế giới làm việc như một công dân toàn cầu.