Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa có thư gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới năm học 2011- 2012.

Trong thư, Chủ tịch nước gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em HS, SV nhân dịp khai giảng năm học mới 2011- 2012, và ngày “Toàn dân đưa trẻ đến trường”.

Nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực cố gắng và những kết quả của ngành giáo dục, nhất là các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, các thầy giáo, cô giáo tâm huyết, tận tụy với công việc, các em học sinh nghèo, ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đã vượt khó vươn lên trong học tập, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Năm học 2011 - 2012 có ý nghĩa rất quan trọng là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Để thực hiện tốt sứ mệnh “nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”, cùng với sự góp sức của toàn xã hội, yêu cầu ngành giáo dục cần đổi mới căn bản, toàn diện, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học; đẩy mạnh thi đua “dạy tốt, học tốt”; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đặc biệt, coi trọng giáo dục truyền thống lịch sử, đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm xã hội, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội.

Chủ tịch nước yêu cầu ngành giáo dục cần huy động các nguồn lực tăng cường đầu tư phát triển giáo dục nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với học sinh, sinh viên giỏi, nghèo, khuyết tật, con em gia đình có công với cách mạng, dân tộc thiểu số, giáo viên công tác ở những vùng khó khăn.

Chủ tịch nước mong muốn và tin tưởng các em học sinh, sinh viên phát huy truyền thống hiếu hoc của dân tộc, nỗ lực phấn đấu vươn lên, rèn luyện tốt, đạt nhiều thành tích cao trong học tập, nghiên cứu khoa học.

“Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể và toàn xã hội tiếp tục quan tâm, chăm lo nhiều hơn nữa cho sự nghiệp “trồng người”, tạo mọi điều kiện thuận lợi để con em chúng ta được học tập, rèn luyện đạt kết quả tốt” - Chủ tịch nước đề nghị.

 

                                                                                Theo Dantri

Các tin khác

Tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh cùng ôn lại truyền thống 45 năm xây dựng và trưởng thành của nhà trường.
Thí sinh làm thủ tục xét tuyển nguyện vọng 2 tại Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hệ nào cũng nhiều cơ hội

Xét tuyển nguyện vọng 2 ở ĐBSCL, nhiều trường đã áp dụng điều 33 Quy chế về tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy nhằm thu hút thí sinh

Dấu ấn một chặng đường vì chất lượng hệ chuyê của tỉnh

(HBĐT) - “Lớp năng khiếu dân tộc khoá 1992- 1995 trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ gọi nôm na là thế, thực ra theo quyết định tổ chức lớp của UBND tỉnh thì tên đầy đủ là lớp tạo nguồn cán bộ dân tộc của tỉnh. Với ý nghĩa đó nên lớp luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Tỉnh ủy, UBND và của ngành GD&ĐT nói chung và nhà trường nói riêng”- Thầy giáo Quách Thắng Cảnh, nguyên là chủ nhiệm lớp, hiện nay đang là Hiệu phó trường PT DTNT tỉnh cho biết.

Mở 13 lớp đào tạo nâng cao năng lực Dự án giảm nghèo

(HBĐT) - Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 có tổng vốn đầu tư trên 21,8 triệu USD. Trong đó, vốn vay Ngân hàng Thế giới tương đương 20 triệu USD, vốn đối ứng do ngân sách TƯ cấp phát, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương tương đương 1,844 triệu USD. Địa điêm triển khai tại 42 xã thuộc 5 huyện là: Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn và Yên Thủy.

Nghịch lý xét tuyển nguyện vọng 2

Các trường tuyển nguyện vọng 2 vẫn đang chờ thí sinh. Trong khi có một lượng lớn thí sinh đạt điểm cao đứng ngoài cổng trường đại học.

Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc đã đồng ý tiếp nhận SV tốt nghiệp ĐHQGHN

“Chúng tôi đã đồng ý đưa ĐH Giáo dục, ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội vào danh sách được phép nộp hồ sơ và kéo dài thời gian nhận thêm 1 tuần so với quy định trước đó”.

Dạy tiếng Anh bậc tiểu học: Chấp nhận hạ chuẩn giáo viên

Từ chuẩn năng lực ngoại ngữ bắt buộc cho giáo viên (GV) dạy tiếng Anh tiểu học là B2 (theo khung tham chiếu châu Âu), giờ đây, Bộ GD-ĐT đã quyết định hạ xuống mức B1 để có đủ GV triển khai chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục