Gia đình quá nghèo, năm 2010, Lê Quang Hiếu phải bỏ giấc mơ giảng đường đại học dù thi đỗ 2 trường ĐH. Sau 1 năm tự ôn thi, chàng trai quê Quảng Ngãi lại đỗ 2 trường ĐH. Năm nay, Hiếu quyết tâm đi học mong đổi đời dù thiếu thốn bộn bề...

Biết về hoàn cảnh của em Lê Quang Hiếu (ngụ đội 2, thôn An Đại, xã Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi), chúng tôi bắt đầu hành trình tìm về gia đình Hiếu. Để đến được nhà em, chúng tôi phải hỏi thăm hơn chục người dân, bởi con đường làng về đến nhà chàng tân sinh viên có nhiều khúc cua quanh co, gập gềnh. Đến thôn An Đại, hỏi thăm thì mới thấy người dân nơi đây ai cũng biết về hoàn cảnh gia đình Hiếu. Mọi người không tiếc lời ngợi khen chàng trai chăm ngoan và học giỏi, bởi Hiếu lại tiếp tục đỗ 2 trường ĐH Kinh tế TPHCM (với 20 điểm) và Nông lâm TPHCM (với 17,5 điểm).

Từng dừng bước đại học vì nghèo

Kỳ thi ĐH năm 2010, em Lê Quang Hiếu thi đậu 2 trường đại học (ĐH Công nghiệp TPHCM và ĐH Nông lâm TPHCM), nhưng vì nhà nghèo quá nên Hiếu đành bỏ ước mơ làm sinh viên, để ở nhà mưu sinh phụ gia đình và tự ôn thi.

Trong khi nhiều cô cậu học trò mơ ước thi đậu ĐH, thì với Hiếu, đó không là bài toán khó mà vấn đề chính là làm sao để có tiền theo học ĐH.

"Mẹ mất lúc em 12 tuổi vì bệnh tim hành hạ, bây giờ bệnh tim của ba ngày càng nặng, gia đình lo cho cuộc sống hằng ngày còn khó khăn chứ đâu dám nghĩ có tiền để đi học đại học. Nhìn bạn bè cùng trang lứa trở thành sinh viên, nhiều lúc em buồn và tủi lắm, nhưng biết làm sao đây anh" - đó là tâm sự trải lòng của Hiếu, đôi mắt em dần ướt lệ và im lặng, nghẹn ngào cố nuốt nước mắt.

Bà nội của Hiếu - bà Kiều Thị Kim Xuân, 66 tuổi, ứa lệ khi kể về hoàn cảnh gia đình và đứa cháu chăm ngoan, học giỏi: "Tội thằng nhỏ quá, nó và 3 đứa em thiếu thốn vòng tay, hơi ấm của người mẹ từ khi còn nhỏ. Ba ba chúng nó bị bệnh tim nên không thể làm việc gì để lo cho gia đình, vì thế, cháu Hiếu như là trụ cột của gia đình, vừa chăm lo chuyện đồng áng với 4 sào lúa, vừa đảm đang chuyện bếp núc và vừa là người thầy cần mẫn cho đàn em".

Ngoài thời gian đến trường, Hiếu vừa chăm lo đồng ruộng vừa đảm đang việc bếp núc.

Rảo mắt quanh ngôi nhà đơn sơ, chúng tôi không thấy vật gì đáng giá, bàn học của 4 anh em Hiếu đã rách nát, cũ kỹ, còn sách vở thì được sắp xếp gọn gàng, kệ sách vở là nền nhà xi măng đặt gần bàn học.

Thiếu vòng tay chăm sóc của mẹ từ lúc nhỏ, người cha thì chống chọi với căn bệnh tim, bà nội già yếu, cuộc sống gia đình 6 nhân khẩu thuộc hộ nghèo chỉ biết bám vào 4 sào lúa bấp bênh. Hoàn cảnh ngặt nghèo như thế, nhưng Hiếu luôn đạt thành tích học giỏi trong 12 năm cắp sách đến trường. Tính cả kỳ thi ĐH năm ngoái, em đã đỗ tất cả 4 trường ĐH dù chưa một1 lần đi học thêm. Anh em Hiếu không bao giờ có "khái niệm" học thêm, vậy mà đàn em thơ luôn đạt thành tích học lực từ khá trở lên (2 em gái đang học lớp 11 và lớp 8, em trai học lớp 6).

Với dáng người gầy gộc, ốm yếu, ông Lê Văn Đăng (46 tuổi) - ba của Hiếu tự trách mình: "Làm cha mà không lo cho con cái đi học được, tôi xấu hổ lắm. Mỗi lần cố gắng làm để kiếm tiền cho cháu Hiếu đi học thì cơn đau tim lại tái phát, tôi đành bất lực. Không có cháu Hiếu thì 4 sào lúa của gia đình không biết bấu víu vào đâu. Đã một lần cháu không thể đến trường rồi, cháu đậu ĐH năm nay, bằng mọi giá tôi phải chạy vạy cho cháu được đi học đại học".

Dù quyết tâm vượt khó để học đại học, Hiếu lại có nỗi lo là khi em trở thành SV, thì 4 sào lúa ai sẽ chăm sóc đây?

"Em sẽ cố gắng học tốt"...

Khi được hỏi về bí quyết học tập, Hiếu bày tỏ: "Hằng ngày, em lo 4 sào lúa, nấu cơm và nấu cám heo nên ban ngày em không có thời gian ngồi học. Em chỉ có thể học từ khuya đến 4h sáng, thời gian này học rất hiệu quả. Ngoài những kiến thức cơ bản, em tìm hiểu các bài tập nâng cao, tự giải hết bài này đến bài khác, bài tập nào chưa giải được, em tìm hỏi các bạn và quyết tìm ra lời giải cho đến cùng".

Cách học của Hiếu hầu như các học trò nghèo thường áp dụng, bởi hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em phải lặn lội mưu sinh vào ban ngày và chỉ có thể "mài chữ" khi trời mờ tối.

Ba Hiếu tâm sự: "Một năm ở nhà mưu sinh, cháu Hiếu có nói với tôi là đã tiết kiệm được 2 triệu đồng, số tiền này cháu dành để đi học. Tôi rất tự hào khi cháu biết lo cho tương lai và nỗ lực học giỏi".

Tâm sự cùng chúng tôi dưới gian bếp rách nát, khói bếp bốc lên cay xé mắt, Hiếu hy vọng: "Nếu có điều kiện đi học Trường ĐH Kinh tế TPHCM, em cố gắng học tốt, mong sao giúp các em có điều kiện học thành tài, giúp gia đình thoát nghèo, lo cho các em học hành tới nơi tới chốn và sửa lại ngôi nhà chắp vá như hiện nay".
 
 
                                                                           Theo Dantri

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục