Không ít phụ huynh cho con học trước chương trình sợ con đến lớp không theo kịp bài dạy của cô hoặc thua kém bạn bè mà không biết rằng, những trẻ được học trước chỉ trội thời gian đầu, khả năng tiếp thu bị giảm dần.

Khỏe vì con học trước?

Đã hai tuần trôi qua nhưng khác với bạn bè trong lớp, buổi tối cháu Thanh, con chị Yến (nhà ở P.9, Q.11, TPHCM) vừa bước vào lớp 1 không phải ngồi vào bàn học để xem bài giảng ở lớp mà được thoải mái vui chơi, ăn ngủ. Không phải vợ chồng chị Yến không ép con học mà bởi hè vừa rồi, họ đã cho con đến “lò luyện” học trước lớp 1, giờ những kiến thức đầu năm cô dạy, cháu đã rành.


Được học trước, các em dễ “giỏi trước kém sau” vì tâm lý chủ quan, mất tập trung. (Ảnh chi mang tính minh họa).

Con trội hơn bạn thấy rõ, chị Yến phấn khởi : “Cho con học trước khỏe thật, con khỏe mà mẹ cũng bớt cực bao nhiêu. Con mình đọc viết thành thạo, còn làm được cộng trừ chứ không như nhiều mẹ giờ còn phải tập cho con cầm bút, viết từng nét chữ thì hỏi bao giờ đuổi cho kịp bạn bè”.

Người mẹ này còn khoe thêm, kiến thức con mình học được trong hè vừa rồi đã xong 1/2 chương trình lớp 1 nên cả kỳ 1 này cháu tha hồ mà chơi, chả phải lo lắng vì “Bài nào con mình cũng biết tuốt rồi thì đâu phải học nhiều nữa”. Cũng vì con học trước chương trình nên chị Yến cũng không tập cho con thói quen, nề nếp học tập hàng ngày mà mặc cháu thích làm gì thì làm.

Trường hợp được học trước chương trình như cháu Thanh không phải là ít. Lo lắng con vào năm học thua bạn bè, nhiều ông bố mà mẹ đã cho con “luyện” trong ngày hè để khi đến trường, con có thể “đón đầu” các kiến thức.

Lên thời khóa biểu học buổi tối cho đứa con đang học lớp 2 nhưng đến giờ vợ chồng anh Sáu (nhà ở P.4, Q. Tân Bình) không thể nào thuyết phục con ngồi vào bàn học. Hoặc có ngồi vào bàn đầu óc cháu cũng nghĩ đến những chuyện khác chứ không tập trung bài vở. Lý do cháu được học trước chương trình, bài nào ở lớp cháu cũng đã biết. Cháu còn chê: “Bài cô dạy ở lớp dễ òm”.

Lịch học buổi tối của cháu bị “vỡ” nhưng anh chị không mấy lo lắng mà ngược lại thấy con mình được học trước, biết trước bạn bè họ càng mừng . Chỉ đến khi giáo viên chủ nhiệm mời vợ chồng anh Sáu lên làm việc để trao đổi về về việc trong giờ học cháu không hề để ý nghe giảng, không tập trung mà chỉ lo chọc phá bạn bè. Khi cô giáo nhắc, cháu đều nói bài này con được học rồi, con biết hết rồi nên không muốn học nữa. Con học trước lợi đâu chưa thấy, anh chị Sau đang phải đau đầu hợp tác với giáo viên để đưa con vào khuôn khổ, nề nếp.

Giỏi trước kém sau

Hầu hết khi cho con học trước chương trình của lớp mới, các PH không lường được rằng, việc được học trước, các em chỉ hơn bạn bè ở thời gian đầu nhưng trước đó bị học quá sức, giờ “biết rồi” nên các em chủ quan, thích "xả hơi" nên sau đó rất khó bắt nhịp được việc học ở lớp. Trong khi các bạn HS khác được học kiến thức mới thì rất thích thú, tập trung. Chính vì thế, khi vào “guồng” HS được học trước tưởng rằng sẽ giỏi hơn bạn lại bị yếu đi, khả năng tiếp thu giảm. Việc trẻ học trước chương trình không có tác dụng mà còn gây hại cho trẻ theo kiểu giỏi trước kém sau.

Nguy hiểm nhất là đối với các em HS vừa bước vào lớp 1 đã được bố mẹ đầu tư trang bị các kiến thức viết chữ, làm toán thành thạo. Đang ở giai đoạn chuyển từ vui chơi sang việc học, bị ép học trước là quá tải với các em. Sau đó, khi đến lớp các em sẽ mất tập trung, mất hứng thú với việc học dù mới đầu các em khá hơn bạn bè trang lứa. Đang “giỏi hơn bạn” mà sau đó bị kém đi các em cũng dễ sinh ra tâm lý chán nản, chẳng còn hứng thú với học tập. Điều này có thể để lại ảnh hưởng đến đam mê học tập của các em về lâu về dài.

Với kinh nghiệm nhiều năm dạy lớp 1, cô Lê Thanh Sương, chủ nhiệm lớp 1/8, Trường tiểu học Kim Đồng (Gò Vấp, TPHCM) cho hay một trong những khó khăn hàng đầu với giáo viên lớp đầu cấp là nhiều em được bố mẹ cho học trước kiến thức trong khi đây mới là giai đoạn khởi đầu việc học. Khi bạn bè chăm chú, thích thú với những nét chữ đầu đời thì các em lại lỡ đãng hoặc quậy phá trong lớp.

Cô Sương khẳng định, phần lớn những HS được học trước sau đó lại là những em kém nhất lớp. Mới đầu các em hơn hẳn bạn bè nhưng khi việc học vào nề nếp, các em lại bị “đuối”. Thầy cô phải dạy đúng chương trình, kiến thức theo lứa tuổi giờ mới bắt đầu học chữ chứ không thể chạy theo một số HS được bố mẹ cho học trước.

“Những trường hợp này chúng tôi lưu ý với PH, phối hợp “phanh” các em lại, tạo cho các em nề nếp, khuôn khổ của việc học để dần thích nghi với các bài giảng ở lớp. Nhưng việc này rất khó, nhiều PH cũng chủ quan theo con. Còn một số người muốn “phanh” con lại, đặt con vào nề nếp mà không làm nổi chỉ biết khóc tự trách mình”, cô Sương chia sẻ.

Ở chương trình mẫu giáo dành cho trẻ 5 tuổi đã có đầy đủ các bước cho trẻ vào lớp 1 như các em được làm quen chữ viết, con số. Khi vào lớp 1, các em được học từng bước dành cho trẻ chưa biết chữ từ cách cầm bút, tư thế ngồi, các nét chữ… Việc cho các em học trước là sai quy định. Nhưng trên thực tế, rất nhiều PH vẫn không hiểu, vì muốn con mình hơn con người khác nên vẫn "nhồi" cho con học trước.

Ông Nguyễn Hoài Chương, phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM đã nhiều lần khẳng định theo nghiên cứu của ngành giáo dục trẻ được học trước chỉ trội vài tháng đầu, sau đó khả năng tiếp thu của các em giảm hẳn.

 

                                                                             Theo Dantri

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục