ĐV - TN tỉnh Đoàn tham gia các hoạt động cùng thầy, trò trường THCS Nguyễn Tất Thành nhân dịp khai giảng năm học mới.

ĐV - TN tỉnh Đoàn tham gia các hoạt động cùng thầy, trò trường THCS Nguyễn Tất Thành nhân dịp khai giảng năm học mới.

(HBĐT) - Được thành lập từ năm học 2005 – 2006, còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chất lượng học sinh không đều…nhưng trường THCS Nguyễn Tất Thành đã, đang nỗ lực không ngừng để vượt mọi khó khăn xây dựng nhà trường từng bước trở thành trung tâm chất lượng cao của bậc giáo dục THCS huyện Mai Châu.

 

Thầy giáo Nguyễn Văn Kiệm, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Để nâng cao chất lượng dạy và học, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã quán triệt tinh thần chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ và hướng dẫn của ngành về xây dựng kế hoạch và chỉ đạo hiệu quả thực hiện quy chế chuyên môn, đoàn kết nhất trí, không ngừng tự học, tự rèn luyện để nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng tốt vai trò, nhiệm vụ của một trung tâm chất lượng cao của huyện. Trường THCS Nguyễn Tất Thành hôm nay đang trên đà hướng đến trường đạt chất lượng cao của huyện, minh chứng sâu sắc cho quá trình trưởng thành và phát triển của một ngôi trường vừa mới thành lập, qua đó nhà trường đã xây dựng được một đội ngũ giáo viên dày dặn kinh nghiệm, vững vàng về chuyên môn, ham mê học hỏi, nhiệt tình, có kinh nghiệm, giàu lòng yêu nghề và đầy tâm huyết. Nhà trường tạo điều kiện về thời gian, kinh phí để cán bộ, giáo viên tự nâng cao trình độ bằng việc tham gia các lớp đào tạo chuẩn và trên chuẩn. Hiện nay, trường có hơn gần 30 cán bộ, giáo viên, nhân viên đã có 4 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 5 đồng chí là chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 12 đồng chí công nhận thi đua cấp cơ sở, các CB-GV còn lại xếp lại A trở lên. Các học sinh chăm ngoan, học giỏi, có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện, hăng hái tham gia các hoạt động xã hội.

Bên cạnh nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhà trường còn có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh như: tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, phụ đạo cho học sinh yếu kém; chủ động và sáng tạo đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh, đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy và quản lý; đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh. Hưởng ứng CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đặc biệt hưởng ứng CVĐ “Hai không”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD-ĐT phát động, nhà trường đã có những giải pháp tích cực, có hiệu quả nhằm đánh giá đúng thực chất đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Với sự phấn đấu không ngừng của thầy, cô, học sinh và trường đã đạt được những thành tích đáng tự hào: trong năm học 2010 – 2011, nhà trường có 4 lớp với 137 học sinh, đến cuối năm vẫn duy trì 100% chất lượng học sinh lên lớp và chuyển cấp, chất lượng học giỏi, hạnh kiểm tốt năm sau cao hơn năm trước, có 26 em đạt học sinh giỏi, 101 em đạt loại khá, 10 em đạt trung bình; có 13 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh ở các môn văn, toán...

 

Ngoài những thành tích về học tập rèn luyện, các mặt hoạt động khác của nhà trường cũng được quan tâm đầu tư đúng mức, thông qua các hoạt động giảng dạy chính khoá, có gắn các nội dung linh hoạt, phù hợp với các hoạt động ngoài giờ lên lớp, chào cờ đầu tuần như: giải đáp ô chữ theo chủ đề, tổ chức hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ đầu tiên ở khối THCS và được huyện đoàn và phòng giáo dục huyện khen ngợi. Ngoài ra, nhà trường tổ chức tốt công tác từ thiện, nhân đạo như ủng hộ đồng bào bị lũ lụt; tặng quà mẹ liệt sĩ, mẹ Việt Nam Anh hùng; giúp bạn nghèo vượt khó, trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ nhiễm chất độc da cam; mua tăm giúp hội người mù… Đặc biệt, để hưởng ứng phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và thực hiện tốt khẩu hiệu: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, qua đó đã tạo ra nhiều sân chơi bổ ích và lý thú. Đến với sân chơi, học sinh vừa được bồi dưỡng nhân cách vừa tạo sự hứng thú, say mê học tập, sự gần gũi thân thiện giữa giáo viên và học sinh.

 

 

                                                                            Lưu Kỳ

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Giờ xem phim của HS nội trú Trường THPT Nhân Văn (quận Tân Phú, TP.HCM). Tân Phú là quận tập trung nhiều trường phổ thông dân lập, tư thục nhất tại TP.HCM - Ảnh: Như Hùng
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Trường tiểu học xã Cố Nghĩa: Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục

(HBĐT) - Năm học 2011-2012, trường tiểu học xã cố Nghĩa (Lạc Thủy) có 15 khối lớp với 280 học sinh, trong đó có 63 học sinh lớp 1. Tháng 7 vừa qua, trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Đó là niềm vui, động lực thúc đẩy đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường tiếp tục phấn đấu vươn lên không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.

Đình chỉ hoạt động đào tạo trường cao đẳng không tuyển sinh sau 3 năm thành lập

Đây là điểm mới được nêu tại Thông tư 43/2011/TT- BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT về Điều lệ trường cao đẳng.

Oằn vai đi học: “Phổ cập” học thêm

Đã hết cái thời học thêm là tự nguyện. Từ chỗ đáp ứng nhu cầu chính đáng, việc dạy thêm, học thêm đang ngày càng tràn lan và biến tướng lạ lùng...

Có thể bỏ thi 3 chung

Các trường ĐH tại TP.HCM đã góp ý cho dự thảo Chiến lược Phát triển giáo dục 2011-2020. Trong đó, đổi mới thi cử và quản lý, phân tầng các trường ĐH là vấn đề “nóng”.

Loạn trường đại học: Chỉ tiêu dân trí hay nhu cầu nhân lực?

Việt Nam hiện nay có bao nhiêu trường đại học? Không mấy ai trả lời được chính xác, có thể là 450 hay 470, và con số này luôn bị thay đổi vì một tháng có thêm hai trường ĐH mới, một năm có thêm ít nhất là 17-20 trường. Con số này cũng không chính xác nốt.

Nguy cơ mất trường trung cấp nghề

Năm nay, thêm nhiều trường ĐH, CĐ xin giấy phép đào tạo cả bậc CĐ - trung cấp (TC) nghề khiến các trường CĐ - trung cấp nghề vốn đã khó khăn trong tuyển sinh lại càng vất vả hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục