Nhân dịp “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” từ ngày 2 - 8/10/2011, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã triển lãm một số hình ảnh tư liệu quý giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục.
Xin giới thiệu một số hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục tại triển lãm:
Ngôi nhà quê nội Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi Người đã sống và học tập những năm thời niên thiếu.
Ngôi nhà của thầy Vương Thúc Quý ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An nơi Nguyễn Tất Thành theo học chữ Hán thời niên thiếu.
Trường Quốc học Huế, nơi Nguyễn Tất Thành đã học từ năm 1908-1909.
Trường kỹ thuật thực hành nơi Nguyễn Tất Thành đã đến học hỏi và tìm hiểu trong thời gian sống ở Sài Gòn trước khi ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911.
Thư của Nguyễn Tất Thành gửi Tổng thống Pháp ngày 15/9/1911, đề đạt nguyện vọng được vào học Trường thuộc địa ở Paris, với mục đích mở mang kiến thức để sau này trở về cống hiến cho đất nước.
Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội thứ 16 của Đảng Xã hội Pháp họp tại TP Tua vào tháng 12/1920.
Ngôi nhà số 9 ngõ Công- poanh (Compoint) ở Paris, nơi Nguyễn Ái Quốc đã sống và học tập từ năm 1921-1923.
Khách sạn Luych ở số 10 Tvecxkaia, nay là khách sạn Xentơrannaia ở phố Tver Matxcơva Liên bang Nga, nơi Nguyễn Ái Quốc đã ở và tự học trong những năm 1923 - 1924.
Khách sạn Ca - lơ - tơn (Carlton) ở thủ đô Luân Đôn, vương quốc Anh, nơi Nguyễn Tất Thành vừa làm thuê vừa tự học tiếng Anh trong những năm 1914 - 1917.
Khách sạn Paker ở thành phố Boston, Mỹ, nơi Nguyễn Tất Thành vừa làm thuê, vừa tự học thêm tiếng Anh trong những năm 1912-1913.
Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa ở Matxcơva, Liên Bang Nga, nơi Nguyễn Ái Quốc (bí danh là Lin) đã học tập và tự học trong thời gian từ 1936-1938.
Trong lý lịch đại biểu tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản năm 1935 ở Matxcơva, Nguyễn Ái Quốc (bí danh Lin) khai biết 6 ngoại ngữ là Pháp, Anh, Trung, Italia, Đức và Nga.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bia ghi danh các tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội ngày 29/1/1960 (ảnh trái) và Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bia chùa côn Sơn ở tỉnh Hải Dương ngày 15/2/1965 (ảnh phải).
Dù bận trăm công nghìn việc nhưng thường ngày ở chiến khu Việt Bắc, Người vẫn đọc sách để mở mang kiến thức. Ảnh chụp năm 1951.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với lớp huấn luyện đảng viên mới do Thành ủy Hà Nội tổ chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Bác đã 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm. Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng". (Hà Nội ngày 14/5/1966)
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại hội nghị “Diên hồng diệt dốt” của phụ lão huyện Thanh Trì, Hà Đông ngày 10/5/1958.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp vỡ lòng trường cấp 1 dân lập, phố Hàng Than, Hà Nội ngày 31/12/1958.
Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi toàn thể thầy giáo, học trò và cán bộ, thanh niên và nhi đồng. Người nêu rõ mục đích của nhà trường và trách nhiệm của mỗi cấp học. Ngày 31/10/1955. Bản đánh máy có bút tích sửa chữa của Người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cháu thiếu nhi Bungari tại Cung thiếu nhi ở Thủ đô Soophia tháng 8 - 1957.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu tham dự hội nghị chuyên đề Sinh viên Quốc tế ngày 1/9/1961.
Theo Dantri
Sáng 5/10, tại Hà Nội, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập khu vực phía Bắc tổ chức hội thảo góp ý về Dự thảo Luật giáo dục đại học lần thứ 5. Theo đó, nhiều đại biểu yêu cầu dự thảo luật làm rõ lợi nhuận - phi lợi nhuận.
Giảng viên cơ hữu, cán bộ quản lý đủ năng lực xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, đảm bảo tỷ lệ không quá 25 sinh viên/giảng viên mỗi khối kiến thức của tất cả các ngành đào tạo, trong đó có ít nhất 15% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên.
(HBĐT) - Năm học 2011-2012, trường tiểu học xã cố Nghĩa (Lạc Thủy) có 15 khối lớp với 280 học sinh, trong đó có 63 học sinh lớp 1. Tháng 7 vừa qua, trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Đó là niềm vui, động lực thúc đẩy đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường tiếp tục phấn đấu vươn lên không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.
Đây là điểm mới được nêu tại Thông tư 43/2011/TT- BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT về Điều lệ trường cao đẳng.
Đã hết cái thời học thêm là tự nguyện. Từ chỗ đáp ứng nhu cầu chính đáng, việc dạy thêm, học thêm đang ngày càng tràn lan và biến tướng lạ lùng...
Các trường ĐH tại TP.HCM đã góp ý cho dự thảo Chiến lược Phát triển giáo dục 2011-2020. Trong đó, đổi mới thi cử và quản lý, phân tầng các trường ĐH là vấn đề “nóng”.