Hàng loạt cơ sở đào tạo tuyển sinh các chương trình CĐ, ĐH và sau ĐH sai quy định. Nhiều chương trình tuyển sinh liên kết chui, chưa được cấp phép. Không ít chương trình có phép nhưng lại tuyển sinh vượt quá quy định.
Viện Kế toán và quản trị doanh nghiệp (IABM) là một trong nhiều cơ sở tổ chức tuyển sinh, đào tạo nhiều chương trình thạc sĩ, tiến sĩ của các trường ĐH nước ngoài. Trong đó, tháng 8-2010, Tuổi Trẻ đã phản ánh việc chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ với ĐH quốc tế Adam, tiến sĩ của ĐH Quốc tế Mỹ (IAU) không những không phép mà còn không được các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền của Hoa Kỳ công nhận.
Ông Trần Văn Rũng - viện trưởng IABM - cho biết sau khi Tuổi Trẻ phản ánh, viện đã ngừng tuyển sinh chương trình thạc sĩ của ĐH quốc tế Adam. Với chương trình tiến sĩ của IAU mà viện đang tổ chức, ông Rũng nói đó chỉ là những khóa học chuyên đề, lồng ghép chương trình của các ĐH nước ngoài!
Liên kết chui
Làm sai giấy phép Một chương trình liên kết được Bộ GD-ĐT cấp phép nhưng trường ĐH được cấp phép lại không thực hiện đúng giấy phép này. Theo quyết định do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga ký ngày 20-5, Trường ĐH Trà Vinh (TVU) được phép liên kết thí điểm ba khóa đào tạo thạc sĩ quản lý với Trường ĐH Southern Leyte University of Sogod (Philippines). Địa điểm đào tạo tại TVU. Thế nhưng TVU lại liên kết với Viện Nghiên cứu đào tạo công nghệ quản trị (RIMIT) tuyển sinh chương trình này tại trụ sở của viện này ở Công viên phần mềm Quang Trung (TP.HCM) với học phí 4.000 USD. Theo quy định, giảng viên của TVU chỉ giảng dạy tiếng Anh và hướng dẫn thực tập nhưng theo thông báo tuyển sinh, giảng viên TVU lại đảm nhiệm khá nhiều môn học. Điều kiện tuyển sinh theo quy định của Bộ GD-ĐT là TOEFL 550 nhưng thông báo giảm xuống còn 500. Mặc dù quy định đầu vào ngoại ngữ như vậy nhưng trong khóa học học viên còn phải đóng “chi phí hỗ trợ ngôn ngữ” đối với các môn do giảng viên Philippines dạy, tiến sĩ của TVU dịch thuật bài luận cho học viên (3 USD/trang)... |
Tuy nhiên, anh K. - một người theo học tiến sĩ tại đây - cho biết đã đóng học phí cho viện, viện là nơi đứng ra tổ chức, xếp lịch học, bố trí thông dịch viên. Sau khi kết thúc các học phần, học viên liên hệ với giáo sư của trường để được hướng dẫn làm luận án. Luận án này nộp cho IABM. Cũng theo anh K., mỗi tuần có hai ngày học tại cơ sở của viện ở đường Lý Chính Thắng (Q.3, TP.HCM) với giảng viên hầu hết đến từ Singapore, Malaysia.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong số hàng trăm người theo học các khóa “chuyên đề tiến sĩ” của IAU này, phần lớn là giảng viên và cán bộ quản lý nhiều trường ĐH, CĐ tại TP.HCM như CĐ Công thương TP.HCM, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Ngoại thương (cơ sở TP.HCM), ĐH Nông lâm TP.HCM...
Không dừng lại hai chương trình trên, năm 2011 IABM tiếp tục tuyển sinh chương trình thạc sĩ, tiến sĩ của ĐH Bulacan State (Philippines). Tuy đây là ĐH công lập nhưng chưa được Bộ GD-ĐT cấp phép liên kết đào tạo tại VN. Về chương trình này, ông Rũng cho biết trường chỉ làm công tác tư vấn, tuyển sinh giúp... Trường ĐH Đại Nam. Nhân viên khoa quốc tế Trường ĐH Đại Nam cho biết đây là chương trình chưa được cấp phép liên kết và trường cũng chỉ làm công tác tư vấn.
Trong khi đó, Viện Quản trị và tài chính (IFA - nằm trên đường Tân Canh, quận Tân Bình, TP.HCM) tuyển sinh chương trình thạc sĩ của ĐH Ballarat (Úc). Đây cũng là chương trình liên kết không có tên trong danh mục các chương trình liên kết được cấp phép của Bộ GD-ĐT. Chiều 6-10, nhân viên viện này tư vấn: “Chương trình học tại viện, khi học xong 12 môn sẽ được cấp bằng thạc sĩ, không phải làm luận văn tốt nghiệp.
Bằng thạc sĩ có thể nhận tại viện hoặc sang Úc nhận. Học phí trọn khóa là 8.000 USD nếu đóng một lần. Mỗi tháng học bốn ngày vào thứ bảy và chủ nhật. Bằng thạc sĩ không ghi nơi học nên sẽ rất thuận lợi cho người học sau này”.
Bát nháo
Nghiêm trọng hơn, nhiều cơ sở đào tạo nước ngoài hoạt động tại VN đang lách quy định để tuyển sinh và đào tạo không đúng so với giấy phép được cấp. Trong đó, Học viện ERC (Singapore) có trụ sở tại quận Phú Nhuận, TP.HCM chỉ được cấp phép đào tạo nghề ngắn hạn (dưới một năm) nhưng đơn vị này tuyển sinh và đào tạo cả bậc ĐH và thạc sĩ!
Sáng 6-10, nhân viên tư vấn cho biết chương trình ĐH kéo dài trong ba năm, sinh viên có thể học hoàn toàn tại VN hoặc năm cuối sang Singapore học. Học phí trọn gói là 24.000 USD. Hiện ERC tuyển sinh ba ngành bậc ĐH của ĐH Greenwich (Anh) và chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh của Học viện quản trị doanh nghiệp Úc Châu. Nói về việc đào tạo các chương trình ngoài chương trình nghề ngắn hạn, một đại diện của trường này cho biết trường... đang xin giấy phép.
Tương tự, Trường Raffles (có cơ sở tại Hà Nội và TP.HCM) cũng tuyển sinh bậc ĐH và CĐ từ nhiều năm nay trong khi giấy phép chỉ cho phép tuyển sinh đào tạo nghề ngắn hạn. Chương trình ĐH tại đây có thể học hoàn toàn tại VN hay một phần tại VN, một phần tại Singapore. Một cán bộ của trường tại TP.HCM cho rằng trường không làm sai vì bằng ĐH do trường ở Singapore hoặc Úc cấp chứ Raffles VN không cấp bằng này, chỉ cấp các chứng chỉ!
Cũng cách tuyển sinh này, Trường kinh doanh Melior bắt đầu tuyển sinh từ năm 2009 cho bậc CĐ. Muốn được cấp bằng ĐH, SV sẽ phải sang Singapore hoặc Úc để hoàn thành các tín chỉ còn lại. Tuy nhiên giấy phép của trường này cũng chỉ là đào tạo nghề ngắn hạn dưới một năm. Hiện có khoảng 300 sinh viên bậc CĐ đang theo học tại trường, khoảng 200 sinh viên đã tốt nghiệp. Lý giải việc này, một cán bộ của Trường Melior nại lý do hiện nay rất nhiều trường 100% vốn nước ngoài chỉ được phép đào tạo nghề ngắn hạn dưới một năm. Do đó các trường đều lách bằng cách đào tạo theo tín chỉ, cứ tích lũy đủ 15 tín chỉ sẽ được trường “mẹ” cấp bằng CĐ. Tuy nhiên sau khóa học sinh viên cũng sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học như một chứng chỉ nghề!.
Theo Báo Tuoitre
Trường tư đang phải đối mặt với quy luật cạnh tranh, đào thải rất khốc liệt... Để trụ lại và phát triển, các trường phải đưa ra nhiều “chiêu” tuyển sinh và giữ học sinh.
Sáng 5/10, tại Hà Nội, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập khu vực phía Bắc tổ chức hội thảo góp ý về Dự thảo Luật giáo dục đại học lần thứ 5. Theo đó, nhiều đại biểu yêu cầu dự thảo luật làm rõ lợi nhuận - phi lợi nhuận.
Giảng viên cơ hữu, cán bộ quản lý đủ năng lực xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, đảm bảo tỷ lệ không quá 25 sinh viên/giảng viên mỗi khối kiến thức của tất cả các ngành đào tạo, trong đó có ít nhất 15% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên.
(HBĐT) - Năm học 2011-2012, trường tiểu học xã cố Nghĩa (Lạc Thủy) có 15 khối lớp với 280 học sinh, trong đó có 63 học sinh lớp 1. Tháng 7 vừa qua, trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Đó là niềm vui, động lực thúc đẩy đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường tiếp tục phấn đấu vươn lên không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.
Đây là điểm mới được nêu tại Thông tư 43/2011/TT- BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT về Điều lệ trường cao đẳng.
Đã hết cái thời học thêm là tự nguyện. Từ chỗ đáp ứng nhu cầu chính đáng, việc dạy thêm, học thêm đang ngày càng tràn lan và biến tướng lạ lùng...