Ngoài các khoản đóng góp đầu năm học tổng cộng là gần 1 triệu đồng, các phụ huynh học sinh (PHHS) Trường Tiểu học Cổ Nhuế B còn được phổ biến chủ trương mua sắm trang thiết bị hiện đại cho lớp học, với mức đóng góp tới 2-3 triệu đồng/HS. Điều đó đã khiến không ít phụ huynh bức xúc…
Tại cuộc họp đầu năm học 2011-2012, đại diện PHHS các lớp đã phổ biến chủ trương của nhà trường là muốn thực hiện công tác xã hội hóa (XHH) giáo dục, nhằm trang bị cho HS các thiết bị dạy học hiện đại như: bảng tương tác, hệ thống máy chiếu và những vật dụng phục vụ sức khỏe (điều hòa, máy lọc nước 3 chế độ…). Mỗi PHHS được phát một lá đơn tự nguyện đóng góp kinh phí theo mẫu soạn sẵn. Sau phần ghi họ tên đầy đủ của phụ huynh và học sinh là lời đề nghị: "Rất mong ban giám hiệu tạo điều kiện cho phép tôi được đóng góp số tiền để mua các trang thiết bị…". Kèm theo hệ thống giảng dạy hiện đại còn có các đồ phụ trợ: rèm cửa, đường điện, tủ đựng đồ… Phụ huynh sẽ đề xuất mức tiền đóng góp (2 hoặc 3 triệu đồng/HS) tùy theo chất lượng, công năng của trang thiết bị. Hiện tại có 3 lớp của khối lớp 2 và khối lớp 3 đóng 3 triệu đồng/HS và đã hoàn thành lắp đặt trang thiết bị. Riêng khối lớp 1 đề xuất đóng 2 triệu đồng/HS. Ban phụ huynh các lớp có nhiệm vụ lấy ý kiến của tất cả PHHS. Kết quả, trong 6 lớp khối 1 của Trường Tiểu học Cổ Nhuế B, thì có 4 lớp "thất bại" ngay từ đầu; lớp 1A2 có 33/42 phụ huynh không đồng thuận...
Từ sự việc trên dẫn đến những dị nghị trong nhiều PHHS, khiến Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Cổ Nhuế B phải ra Thông báo (không số) ngày 16-9-2011, với nội dung: "Do điều kiện cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng được việc lắp đặt trang thiết bị hiện đại, đề nghị ban phụ huynh các lớp dừng ngay việc triển khai...". Thế nhưng, đến nay Ban phụ huynh lớp 1A1 vẫn làm ngược lại thông báo này.
Không những thế, dù lấy danh nghĩa các khoản tự nguyện là do PHHS bàn bạc, quyết định, song Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Cổ Nhuế B đã có tác động khá quan trọng trong công tác XHH này bằng việc giới thiệu đơn vị bán hàng đến các lớp... Theo bà Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cổ Nhuế B Nguyễn Thị Như Hoa thì đây là đối tác thường xuyên của Phòng Giáo dục - Đào tạo và nhiều cơ quan hành chính của huyện Từ Liêm (?). Tuy không có phản ứng quyết liệt, nhưng đa số PHHS rất ấm ức với đơn giá quyết toán của một số trang thiết bị như: máy chiếu đa năng V-Plus VL- 10XB hơn 49 triệu đồng, rèm cửa 7 triệu đồng, tủ gỗ nhiều ngăn gần 10 triệu đồng là quá đắt và nếu để phụ huynh tự lựa chọn nhà cung cấp, chi phí đầu tư có thể giảm hơn nhiều. Mặt khác, hệ lụy của công tác XHH đó chưa dừng lại, bởi để phục vụ các trang thiết bị này phải có nguồn cấp điện bảo đảm công suất, trong khi hạ tầng cơ sở ở đây không bảo đảm. Hơn nữa, với các lớp có trang bị máy chiếu, điều hòa còn phải lắp thêm đồng hồ theo dõi chỉ số điện hằng tháng và tiền điện sử dụng chưa biết lấy từ nguồn nào?
Có thể thấy rằng, một số khoản thu, chi tự nguyện thông qua PHHS ở Trường Tiểu học Cổ Nhuế B là quá cao, vượt quá khả năng và điều kiện cho phép của nhiều PHHS, đề nghị chính quyền địa phương, các ngành chức năng sớm kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời, giải tỏa bức xúc của người dân.
Theo HaNoiMoi
Đầu năm học 2011 - 2012, việc Trường tiểu học Lê Văn Tám (phường Kim Tân, thành phố Lào Cai) cho học sinh bán trú ăn cơm hộp đã vấp phải sự không đồng tình của hàng trăm phụ huynh. Trước vụ việc này, lãnh đạo thành phố Lào Cai phải vào cuộc…
Trong nhiều kỳ thi ĐH - CĐ gần đây có sự đối lập rất lớn giữa hai nhóm ngành kinh tế và cơ khí kỹ thuật. Nếu thí sinh bị “hút” rất nhiều vào những ngành kinh tế bất chấp hệ số chọi và điểm chuẩn cao chót vót thì ở khối ngành kỹ thuật, điểm tuyển hằng năm chỉ ngang mức điểm sàn, song đỏ mắt vẫn không tìm ra người học. Phải chăng ngành cơ khí kỹ thuật đã hết thời?
(HBĐT) - Ngày 10/10, tại trường THCS Hữu Nghị (TPHB), Hội đồng Đội thành phố Hòa Bình đã tổ chức lễ phát động cuộc thi vẽ tranh và sáng tác thông điệp về bạo lực học đường. Tham dự có đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn, Thành Đoàn, Phòng GD&ĐT thành phố cùng 35 thầy, cô giáo tổng phụ trách Đội và trên 400 em học sinh đang học tập, sinh hoạt tại trường THCS Hữu Nghị và các trường trên địa bàn thành phố.
Dù Bộ GD-ĐT đã chấp nhận hạ chuẩn, nhưng đến năm thứ hai triển khai đề án dạy ngoại ngữ bậc tiểu học, các trường vẫn không tìm đâu ra giáo viên, nhất là giáo viên đạt trình độ B2, có nghiệp vụ sư phạm và khả năng gắn bó lâu dài với nghề.
Để con được tiếp xúc với lối sống của người Tây, được học tiếng Anh từ nhỏ, không ít phụ huynh đã mạnh tay chi 2 triệu đồng một ngày cho con học trường mầm non quốc tế.
Hiện nay, tại sông Đắk Blô đoạn chảy qua làng Đắk Đoát và Pen Sal (xã Đắk Pét, huyện Đắk Glei, Kon Tum) có hơn 30 máy đào đãi vàng, với hàng trăm người dân túc trực suốt ngày đêm để khai thác vàng, gây nên cảnh tượng náo loạn cả một vùng.