Học sinh Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Hà Nội.

Học sinh Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Hà Nội.

Nhà trường yêu cầu học sinh mặc đồng phục trong đó ống quần không được dưới 20 cm. Nếu học sinh nào mặc quần ống nhỏ, cô giáo bắt vào nhà vệ sinh đo ống quần xuống viên gạch sau đó báo cho cô biết là ống quần có bằng chiều dài viên gạch không…

 

Đó là ý kiến của một số phụ huynh có con học ở Trường THCS Ngô Sĩ Liên  - Hà Nội phản ánh tới Dân trí.

Trong đơn phụ huynh phản ánh: “Theo quy định của nhà trường, học sinh đến trường phải mặc đồng phục. Các năm trước và hiện tại ngay tại cổng truờng có cửa hàng bán đồng phục cho học sinh, tôi và rất nhiều phục huynh đã mua đồng phục tại đây, vì nhà truờng cũng không quy định phải mua tại đâu và ở đây đồng phục có biển tên truờng Ngô Sỹ Liên và đúng quy định của nhà trường. Hiện tại Trường THCS Ngô Sĩ Liên quy định học sinh mặc quần ống chưa đến 20cm không được đến trường và bị phạt. Bởi vì có nhiều học sinh đã tự ý sửa lại quần đồng phục (cho ống nhỏ hơn, thành quần bó) không đúng với yêu cầu đồng phục của nhà trường. Tôi không có ý kiến về quy định, nhưng cách làm và cách giải quyết của giáo viên phụ trách là không thể được. Cô giáo đi kiểm tra ở sân truờng, bạn nào mặc quần ống nhỏ cô giáo bắt vào nhà vệ sinh tự cởi quần ra và đo ống quần xuống gạch của nhà vệ sinh, rồi sau đó ra báo cho cô biết là ống quần có đủ viên gạch không. Hành động này của cô giáo sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của các em học sinh tuổi mới lớn vì hầu hết các loại quần đồng phục đều là quần kaki ống 18cm”.
 
Trao đổi với Dân trí chiều ngày 31/10, cô Lý Thị Lương, hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Thông tin phụ huynh phản ánh nêu ra là có nhưng chưa đúng với sự việc”.

Cô Lương giải thích: “Nội quy nhà trường đã yêu cầu học sinh mặc đồng phục theo đúng kích cỡ, đúng lứa tuổi . Bởi vì, nhiều học sinh hiện nay khi mua đồng phục về sửa lại cho ống quần nhỏ hơn, áo ngắn hơn so với quy định nhưng trong giờ tập thể dục, nhiều em không giơ được chân lên, áo thì ngắn hở cả rốn, thậm chí có em còn bị rách cả quần trong giờ học thể dục. Do vậy nhà trường đã ra quy định trên. Nhiều em đã không tuân thủ quy định, mặc quần ống bó tới trường, giám thị phụ trách ca đã theo dõi và chuyển danh sách những học sinh đó tới cô giáo chủ nhiệm để nhắc nhở nhiều lần các học sinh cố tình vi phạm và thông báo lại với phụ huynh. Tuy nhiên, nhà trường không có quy định học sinh mặc ống quần theo đúng 20 cm vì tùy thuộc vào thể chất chiều cao, cân nặng của từng em”.

Về vấn đề mà phụ huynh phản ánh cô giáo phụ trách yêu cầu học sinh vào nhà vệ sinh đo ống quần xem có đúng vừa đủ viên gạch không, cô Lương khẳng định: “Không có chuyện này và nhà trường chỉ mới nhắc nhở, kiểm điểm với những học sinh cố tình mặc sai đồng phục (mặc quần bó, ống nhỏ, cạp trễ) chứ không phạt với hình thức như vậy”.

“Để giáo dục đi vào nề nếp thì nhà trường phải yêu cầu học sinh thực hiện đúng nội quy của nhà trường. Chúng tôi luôn nhắc nhở học sinh và trao đổi với phụ huynh về công việc của nhà trường. Nếu phụ huynh nào có ý kiến hoặc không bằng lòng thì nên phản ánh trực tiếp với nhà trường để có biện pháp giáo dục tốt hơn” - cô Lương cho hay.

 

                                                             Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
CB, CC điểm giao dịch hành chính
Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại 6 điểm cầu truyền hình trên toàn quốc. Trong ảnh: Các đại biểu tham dự hội nghị tại đầu cầu Hà Nội.

Không kiểm soát được chỉ tiêu tuyển sinh

Mặc dù Bộ GD-ĐT có nhiều chủ trương, tiêu chí nhằm siết chặt, cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh ở những trường ĐH, CĐ chưa đủ điều kiện, song thực tế không phải như vậy.

Dễ dãi liên thông

Ngay sau khi kỳ thi liên thông được tổ chức một cách “kỳ lạ” tại Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM bị Tuổi Trẻ phát hiện, nhiều giảng viên thừa nhận nếu không “thả cửa” sẽ không SV nào trúng tuyển.

Có ngành học chỉ một hay ba giảng viên

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, thực tế, một số trường đại học chất lượng còn rất yếu kém; có ngành học chỉ một hay ba giảng viên, cơ sở vật chất hoàn toàn thuê mướn...

“Xã hội hoá”

(HBĐT) - Sau chiến công diệt xà tinh cứu công chúa, tiếng tăm Thạch Sanh nổi như cồn. Nhờ thế mà sau tuần trăng mật, vợ chồng Thạch Sanh còn được đi thăm thú, thưởng ngoạn khắp nơi. Đi đến đâu ai cũng ngưỡng mộ bởi chàng có thân hình săn chắc, cuồn cuộn cùng với tài bắn cung, phi lao; giờ lại biết ăn chơi sành điệu nên cũng không ít người ghen tỵ. Để phò mã suốt ngày ăn chơi, vua cha cũng ngại với quần thần, nghĩ nát óc rồi cuối cùng quyết định bổ nhiệm Thạch Sanh làm Hiệu trưởng trường THCS ở xã vùng 135 đúng nơi chôn nhau, cắt rốn của chàng tiều phu ngày nào, những mong chức quản lý nho nhỏ giúp chàng rể rạng danh với dòng họ.

Giao lưu “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Hòa Bình” năm 2011

(HBĐT) - Tối ngày 28/10, trung tâm hoạt động TTN tỉnh tổ chức chương trình giao lưu “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Hòa Bình” năm 2011. Tham gia đêm giao lưu có đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn, Hội Khuyến học, đơn vị tài trợ và các em thiếu niên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn đến từ các xã, phường, trường học, Trung tâm Bảo trợ xã hội trên địa bàn TP Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn.

Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức

(HBĐT) - Theo số liệu từ Sở Nội vụ, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh hiện có trên 28.400 người, trong đó, CBCC hành chính 2.182 người, viên chức sự nghiệp 23.152 người. Về trình độ, khối CBCC hành chính trên đại học chiếm 2,6%, đại học 70%, cao đẳng 4,6%, trung cấp 16,3%; khối viên chức sự nghiệp tiến sỹ, thạc sỹ chiếm 0,8%, đại học 26,1%, cao đẳng 23,8%, trung cấp 45,4%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục