Sinh viên trường Cao đẳng Nghề Hòa Bình thực hành trên máy.

Sinh viên trường Cao đẳng Nghề Hòa Bình thực hành trên máy.

(HBĐT) - Chú trọng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trong những năm qua tỉnh ta đã đặc biệt quan tâm đến công tác dạy nghề cho lao động. Từ đó, công tác đào tạo nghề đã thu được nhiều kết quả quan trọng góp phần giải quyết việc làm, xóa đói - giảm nghèo, từng bước ổn định cuộc sống cho người dân.

 

Bằng nhiều biện pháp thu hút học viên, trong năm 2011, các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh đã tuyển sinh 11.378 người, tăng so với năm 2010. Theo đánh giá của ngành LĐ-TB&XH thì cơ cấu tuyển sinh năm nay cũng đã có nhiều thay đổi, trong đó có nhiều ngành thiên về kỹ thuật ứng dụng như: điện dân dụng, điện lạnh, công nghệ thông tin, vận hành máy, sửa chữa máy… góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tỉnh lên hơn 35%.

 

Ông Trần Đình Vui, Trưởng phòng Dạy nghề Sở LĐ-TB&XH cho biết: mạnh công tác đào tạo nghề, ngành đã thực hiện xã hội hóa công tác này và tích cực tuyên truyền, vận động đến đông đảo người dân, đặc biệt là đối tượng thanh niên nông thôn để người lao động kịp thời nắm bắt được chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác này, đồng thời hiểu được những quyền lợi của họ khi tham gia học nghề. Hàng năm, Sở cũng đã rà soát nhu cầu học nghề, tiến hành liên kết với các doanh nghiệp để thực hiện liên kết đào tạo nghề theo địa chỉ, theo nhu cầu xã hội. Bên cạnh chú trọng về số lượng lao động được đào tạo, chất lượng dạy nghề cũng được nâng lên khi khâu kiểm định chất lượng dạy nghề được tập trung chỉ đạo mạnh mẽ. Do đó, các cơ sở đào tạo đã tích cực cải thiện điều kiện dạy và học, thay đổi phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng. Qua khảo sát của Sở LĐ – TB&XH, hàng năm, học sinh tốt nghiệp ra trường đã có tay nghề đảm bảo và hơn 80% số đó đã tìm được việc làm tại các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

 

Ngoài ra, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, tỉnh ta đã tạo nhiều kênh giới thiệu việc làm cho người lao động như sàn giao dịch việc làm với khoảng 12 phiên giao dịch/ năm. Thông qua hoạt động của sàn giao dịch, trung bình đã khoảng 90 – 95 doanh nghiệp đến tuyển dụng, giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 lao động từ các phiên giao dịch này. Đồng thời, tỉnh ta cũng đã khởi động lại thị trường xuất khẩu sau một thời gian gián đoạn với thẩm tra cụ thể các nhà tuyển dụng, có các cơ chế, chính sách phù hợp để bảo vệ người lao động và chú trọng xuất khẩu lao động có tay nghề.

 

Bên cạnh đó, thực hiện đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn”  với việc phân bổ kinh phí hơn 3,15 tỷ đồng tạo điều kiện triển khai nhiều chế độ ưu đãi cho người học nghề như hỗ trợ tiền học, tiền đi lại và xây dựng hệ thống ngành nghề phù hợp sẽ góp phần nâng mức lao động qua đào tạo của tỉnh ta lên hơn 45% trong những năm tới.

 

Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề vẫn chưa được triển khai thực hiện một cách hiệu quả. Theo đánh giá của ngành LĐ-TB&XH, hiện nay, chất lượng đào tạo của các trường, cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh cũng chưa được đồng đều. Mặt khác, sự phối hợp giữa đơn vị đào tạo nghề và doanh nghiệp sử dụng lao động vẫn còn nhiều khoảng cách nên vẫn còn tình trạng đào tạo nghề ra không được áp dụng hoặc ngành đào tạo nhiều ngành lại không đủ. Ông Trương Tuấn Dũng, Giám đốc trường Cao đẳng Nghề Hòa Bình cho biết: vấn đề khó khăn nhất hiện nay chính là công tác tuyển sinh. Nhiều ngành nghề dù đã có nhiều ưu đãi cho các đối tượng theo học nhưng tuyển sinh vẫn không đủ chỉ tiêu. Thực tế hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 9 trường dạy nghề và 28 cơ sở dạy nghề với quy mô tuyển sinh khoảng 17.000 chỉ tiêu/năm với khoảng 24 ngành nghề đào tạo từ trình độ sơ cấp đến cao đẳng.

 

Thực tế hiện nay, công tác tuyển sinh tại các cơ sở dạy nghề này vẫn gặp nhiều khó khăn. Lý giải cho thực trạng này, ông Trần Đình Vui, Trường phòng dạy nghề - Sở LĐ – TB&XH tỉnh cho biết: Nguyên nhân một phần do công tác tuyên truyền, vận động học nghề của tỉnh ta vẫn còn hạn chế nên nhận thức của người lao động, đặc biệt là đối tượng thanh niên lao động nông thôn về học nghề, làm nghề để tạo lập cuộc sống vẫn chưa đầy đủ. Tâm lý làm “thầy” chứ không làm “thợ” của một bộ phận thanh niên cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng khó tuyển sinh học nghề.

 

Ông Nguyễn Trung Dũng – Giám đốc Sở LĐ – TB&XH cho biết: Trong thời gian tới, để khắc phục tình trạng này, ngành đã xác định cần có các giải pháp đồng bộ, huy động sự vào cuộc của tất cả các cấp, ngành để góp phần nâng cao năng lực hiệu quả công tác dạy nghề. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc thu hút đầu tư, hình thành các khu công nghiệp để đẩy nhanh giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, ngành đang khẩn trương tham mưu cho UBND tỉnh về chiến lược quy hoạch lao động. Tiếp tục điều tra nhu cầu học nghề để có được thông tin cung cầu lao động chính xác làm căn cứ xây dựng chính sách việc làm cho người lao động.

                                                                                        

 

                                                                         Đinh Hòa

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục