Chương trình tín dụng HS-SV của NHCSXH tỉnh có mức tăng trưởng cao nhất trong các chương trình tín dụng đang thực hiện, bình quân 91%/năm. Ảnh: Lãnh đạo NHCSXH tỉnh thường xuyên kiểm tra công tác thu nợ quay vòng vốn vay cho thế hệ HS-SV tiếp theo.

Chương trình tín dụng HS-SV của NHCSXH tỉnh có mức tăng trưởng cao nhất trong các chương trình tín dụng đang thực hiện, bình quân 91%/năm. Ảnh: Lãnh đạo NHCSXH tỉnh thường xuyên kiểm tra công tác thu nợ quay vòng vốn vay cho thế hệ HS-SV tiếp theo.

(HBĐT) - Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên (HSSV) theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành ngày 27/9/2007, ngay sau khi triển khai thực hiện đã có tác động lớn đến đời sống xã hội, là chính sách lớn, quan trọng và thực sự đi vào cuộc sống, góp phần làm đồng bộ hóa hệ thống các giải pháp thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội.

 

Đây là một chủ trương lớn, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc góp phần tích cực trong đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Sau 5 năm thực hiện ở tỉnh đã tạo được sự đồng thuận của nhân dân. PV Báo Hoà Bình đã phỏng vấn đồng chí Vũ Đình Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh về thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi này.

 

PV: Xin ông đánh giá kết quả sau 5 năm thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với HS-SV  trên địa bàn tỉnh ta?

 

Đồng chí Vũ Đình Đoài: Năm 2006, Chi nhánh NHCSXH tỉnh bắt đầu thực hiện cho vay đối với HSSV theo Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg ngày 18/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Theo quyết định này đối tượng vay vốn là HS-SV có hoàn cảnh khó khăn (gồm HS-SV là con hộ nghèo, hộ cận nghèo) đang học hệ chính quy tập trung tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề có thời gian đào tạo từ 1 năm trở lên mức cho vay tối đa 300.000 đồng/tháng/HS-SV và chuyển phương thức cho vay trực tiếp HS-SV sang cho vay thông qua hộ gia đình. Để tiếp tục tập trung nguồn lực cho việc đào tạo, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới, tháng 9/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với HS-SV  thay thế Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg theo hướng tạo điều kiện nhiều hơn cho các đối tượng HSSV thuộc hộ nghèo, hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của gia đình hộ nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về tài chính (do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh) được vay vốn để theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề, không phân biệt loại hình đào tạo, hình thức đào tạo công lập hay dân lập, chính quy  hay không chính quy và thời gian đào tạo trên một năm hay dưới một năm. Mức cho vay được điều chỉnh phù hợp với từng thời kỳ theo hướng nâng dần từ 800.000 đồng/tháng/HSSV lên 860.000đồng/tháng/HSSV và 900.000 đồng/tháng/HSSV. Từ ngày 1/8/2011 đến nay, mức cho vay tối đa đang áp dụng 1 triệu đồng/tháng/HSSV. Trong thời gian theo học tại trường và tối đa một năm sau khi ra trường HSSV chưa phải trả nợ, trả lãi tiền vay. Trường hợp trả nợ trước hạn được giảm 50% lãi suất cho vay.

 

Xác định rõ ý nghĩa của công tác tín dụng cho vay HSSV, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã nghiêm túc triển khai thực hiện theo tinh thần QĐ 157. Thông qua mạng lưới hoạt động của 11 phòng giao dịch cấp huyện, 210 điểm giao dịch tại các xã, phường và trên 2.900 tổ TK&VV, chương trình cho HSSV vay vốn học tập được triển khai từ năm 2007 với mục tiêu không để HSSV nào bỏ học vì không có tiền đóng học phí. Sau 5 năm triển khai, trên địa bàn tỉnh ta đã có 22.205 HSSV nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học với tổng dư nợ 328.906 triệu đồng tương ứng với 19.237 hộ đang còn dư nợ.

 

Cùng với cho vay, việc thu hồi nợ đến hạn tạo nguồn vốn cho vay quay vòng cho thế hệ HSSV tiếp theo đạt được kết quả tốt, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, chiếm 0,35%/tổng dư nợ chương trình. Nguồn vốn vay đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giúp các HS-SV đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện để học tập, nâng cao trình độ dân trí. Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội CCB, Đoàn thanh niên đã làm tốt trách nhiệm trong việc xác nhận, lựa chọn đúng đối tượng cho vay, hướng dẫn sử dụng vốn đúng mục đích và động viên các gia đình trả vốn, lãi đúng hạn quy định.

 

PV:  Đâu là những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện cho vay HSSV?

 

Đồng chí Vũ Đình Đoài: Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động cho vay HSSV trên địa bàn tỉnh cũng còn một số hạn chế, khó khăn. Nguồn vốn từ NHCSXH Việt Nam chuyển về còn thiếu và bị động, nhất là thời điểm vào đầu năm học nên chưa đáp ứng kịp thời công tác giải ngân. Việc thống kê nắm bắt số lượng HSSV thuộc đối tượng vay vốn đầu năm học là công việc khó khăn, phức tạp, chưa có cơ quan quản lý và thống kê số lượng HSSV trúng tuyển và đi học trường nào dẫn đến khó khăn cho NHCSXH trong việc xây dựng kế hoạch, chủ động nguồn vốn để giải ngân. Ngoài ra, do bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp ra trường vẫn chưa tìm được việc làm nên chưa có điều kiện trả nợ vốn vay NHCSXH. Với những trường hợp này, ngân hàng sẽ xem xét gia hạn nợ. Tùy theo từng khoản nợ, thời gian gia hạn nợ không quá một nửa thời gian thu nợ, tức là tối đa khoảng hai năm đối với HSSV có thời gian thu nợ là bốn năm. Trong trường hợp đã hết thời gian gia hạn nhưng các em vẫn chưa tìm được việc làm thì ngân hàng sẽ nghiên cứu để có hướng giải quyết phù hợp.

 

PV:  Định hướng và kế hoạch của chi nhánh về hoạt động tín dụng cho vay SV-HS trong thời gian tới?

 

Đồng chí Vũ Đình Đoài: Để nguồn vốn ngày càng phát huy hiệu quả, trong thời gian tới, chi nhánh NHCSXH tỉnh tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, ngân hàng, địa phương và các tổ chức, đoàn thể. Thông qua đó giúp ngân hàng nắm bắt con số HSSV được vay ở mỗi trường, địa phương và việc sử dụng vốn có đúng mục đích hay không, công tác thu hồi nợ sau khi HSSV ra trường như thế nào.

 

Chi nhánh đã đề ra kế hoạch 5 năm 2012-2017, tiếp tục bám sát mục tiêu nhiệm vụ để chỉ đạo các PGD huyện, thành phố phối hợp với  ngành, địa phương triển khai có hiệu quả chương trình cho vay HSSV. Tập trung huy động mọi nguồn vốn, đảm bảo cho HSSV thuộc diện được vay vốn học tập giảm bớt gánh nặng tài chính, không để các em phải bỏ học vì thiếu tiền....

 

Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu trên, Chi nhánh đã đề ra các giải pháp: Tranh thủ tối đa nguồn vốn Trung ương chuyển về để giải ngân, đồng thời tăng cường thu hồi nợ đến hạn để bổ sung vào nguồn vốn cho vay. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa các chương trình tín dụng chính sách nói chung và chương trình cho vay HSSV nói riêng để huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Quan tâm củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK-VV; chú trọng đào tạo, tập huấn quy trình nghiệp vụ ngân hàng; thực hiện cho vay thông qua hộ gia đình trên cơ sở thiết lập các tổ TK&VV ở thôn có sự quản lý, giám sát của UBND cấp xã, ban xóa đói - giảm nghèo cấp xã, tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác. Tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ giao dịch lưu động của NHCSXH và đại diện UBND cấp xã thực hiện nghiêm quy trình giao dịch; chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ...

 

PV: Xin cám ơn đồng chí!

 

                                                                          Đinh Thắng

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục