Trường MN Nà Phòn (Mai Châu) có 25 đồ chơi tại các điểm trường nhằm bảo đảm cho trẻ các hoạt động vui chơi ngoài trời bổ ích, phong phú

Trường MN Nà Phòn (Mai Châu) có 25 đồ chơi tại các điểm trường nhằm bảo đảm cho trẻ các hoạt động vui chơi ngoài trời bổ ích, phong phú

(HBĐT) - Năm học 2014-2015, trường MN Nà Phòn (Mai Châu) đã có nhiều thay đổi đáng kể hơn so với trước đây (trường có 161 CB, GV, NV, 6 nhóm trẻ). Khuôn viên nhà trường rộng rãi (3.117 m2, trong đó điểm chính có 989 m2), trường có khu vui chơi cho trẻ, các phòng chức năng cùng các công trình phụ trợ bảo đảm tốt cho các hoạt động của nhà trường. Bộ mặt cảnh quan nhà trường đang từng ngày thay đổi, tạo thêm động lực cho cô và cháu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

 

Trong 19 năm xây dựng và phát triển, nhất là hành trình để trường phấn đấu trở thành trường chuẩn quốc gia, dấu ấn của xã hội hoá giáo dục được thể hiện rõ nét. Các cấp uỷ, chính quyền và nhân dân đã tham gia, hưởng ứng bằng những việc làm cụ thể. Các xóm đã dành 100 m2 đất để mở rộng diện tích các điểm trường chính ở xóm Nhót và Piềng Phung; ủng hộ trên 725 ngày công san đất sân trường, rào, trồng cây, làm tường bao, vệ sinh, tu sửa tôn tạo cảnh quan môi trường. Bà con còn ủng hộ hàng trăm cây bương, cây cảnh, chậu hoa. Từ năm 2012 đến nay, trong quá trình xây dựng,  nhà trường đã nhận được sự đầu tư ủng hộ của các tổ chức, và các nguồn khác với tổng kinh phí trên 413 triệu đồng (kể cả ngày công quy tiền). Nhờ đó, trường đã công trình nước sạch, khuôn viên có cây xanh, cây cảnh, khu đồ chơi được san lát đổ bê tông (25 đồ chơi)…Đồng thời, trường đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ, khích lệ của đồng bào các dân tộc trong nâng cao chất lượng GD. Cũng vì vậy, chất lượng đội ngũ, chất lượng chăm sóc nuôi, dạy trẻ đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Trong số 21 CB, GV, NV, 12/12 giáo viên đều đạt chuẩn (có 6 giáo viên trên chuẩn). Năm học vừa qua, trường có 9 giáo viên dạy giỏi cấp trường 5 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh; 9/12 giáo viên đạt khá và tốt theo chuẩn nghề nghiệp GDMN, không có giáo viên bị xếp loại kém theo chuẩn nghề nghiệp. Đội ngũ cán bộ, GV đã thể hiện tốt tinh thần tự học, tự bồi dưỡng và luôn vươn lên trong công tác. Hiện nay, hầu hết giáo viên đều đã biết ứng dụng những tiện ích của CNTT vào học tập, giảng dạy. Chính nhiệt huyết “yêu nghề, mến trẻ” đó, đội ngũ này ngày càng được các bậc phụ huynh tin tưởng và đạt được những kết quả cao tron công tác chuyên môn. Tiêu biểu như các cô: Khà Thị Liễu, Hà Thị Hương, Hà Thị Hoà, Khà Thị Sinh, Vì Thị Kiếc… Trường đã tổ chức ăn bán trú cho 100% nhóm trẻ; 132/132 trẻ được bảo đảm an toàn cả về vật chất và tinh thần (nhà trẻ 61 cháu, mẫu giáo 71 trẻ); nhiều năm qua không xảy ra dịch bệnh hay ngộ độc thực phẩm trong nhà trường. Các cháu đều được khám định kỳ 2 lần/năm. Tỷ lệ chuyên cần của trẻ trên và dưới 5 tuổi đều đạt từ 95-97%. Việc huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100% và các cháu đều được học 2 buổi/ngày. Số trẻ SDD thể nhẹ cân và thể thấp còi chỉ chiếm từ 2,3-3%. Năm nay, với việc đạt được cả 5/5 tiêu chí, trường MN Nà Phòn đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia, góp phần vào phong trào giáo dục xã khi 2/3 trường tiểu học, MN, THCS của Nà Phòn là trường chuẩn quốc gia mức độ I.

 

 

 

                                                                                  Văn Tưởng

 

 

 

 

Các tin khác

Phụ nữ xã Đông Bắc, Kim Bôi được học nghề may túi bán cho các siêu thị ở Hà Nội, có thu nhập ổn định.
Chị em phụ nữ sau khi học nghề đã có việc làm tại HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu (Mai Châu).
Các tập thể, cá nhân nhận bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn năm học 2013 - 2014.
Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận tại buổi kiểm tra việc thực hiện công tác QLNN đối với lĩnh vực GD&ĐT tại Sở GD&ĐT.

Huyện Đà Bắc: Thiết thực quan tâm phát triển giáo dục vùng khó khăn

(HBĐT) - Trong cái khó của một huyện còn nhiều khó khăn trong phát triển KT -XH, sự nghiệp GD &ĐT huyện Đà Bắc cũng luôn gặp những thách thức. Trong số 65 trường trên địa bàn, ngoại trừ một số trường các xã, thị trấn thuộc vùng thấp, khá thuận lợi, hầu hết các trường đều nằm ở vùng khó khăn (vùng cao, vùng lòng hồ...). Chính vì thế, nhiều năm qua, huyện Đà Bắc luôn dành cho giáo dục các trường vùng khó khăn sự quan tâm thiết thực. Nhất là khi ngành GD &ĐT tỉnh triển khai “Năm giáo dục vùng khó khăn 2013, năm 2014”, các bước triển khai, thực hiện của huyện càng được triển khai đồng bộ hơn.

Nhiều điển hình trong nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn

(HBĐT) - Đầu năm học 2014 - 2015, không khí thi đua dạy tốt - học tốt của 332 CB, GV và học sinh trường THCS Nhuận Trạch (Lương Sơn) có nhiều nét khởi sắc với quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, phấn đấu trở thành trường chuẩn quốc gia vào thời gian tới.

Niềm vui ngôi trường mới nơi vùng cao Ngọc Sơn

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn, nơi trường PT liên cấp THCS-THPT Ngọc Sơn (Lạc Sơn) đặt điểm trường chia sẻ: Vui nhất là các em học sinh nhưng cấp uỷ, chính quyền và bà con các dân tộc 3 xã nơi vùng cao (Ngọc Sơn, Tự Do, Ngọc Lâu) cũng phấn khởi không kém.

20 tân sinh viên tỉnh ta được nhận học bổng “Tiếp sức đến trường”

(HBĐT) - Vừa qua, 20 tân sinh viên tỉnh ta cùng với 102 tân sinh viên vượt khó, học giỏi 6 tỉnh Tây Bắc đã được nhận học bổng Tiếp sức đến trường tại Trung tâm hội nghị tỉnh Yên Bái.

Tuyên dương, khen thưởng học sinh đạt kết quả cao trong kỳ tuyển sinh và cuộc thi sáng tạo năm 2014

Ngày 26/9, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh năm học 2014 - 2015 và cuộc thi sáng tạo năm 2014. Tới dự buổi lễ có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; lãnh đạo, đại diện Hội Khuyến học tỉnh, các huyện, thành phố, Công an tỉnh, Bộ CHQS, Ban Dân tộc tỉnh.

Thành phố Hòa Bình chấn chỉnh các khoản thu năm học 2014-2015

(HBĐT) - Đầu năm học cũng là thời điểm nhiều phụ huynh lo lắng sao cho đủ tiền đóng góp cho con. Trên địa bàn TP. Hòa Bình, tình trạng thu đầu năm học trái quy định hoặc chưa hợp lý năm học trước đã được chỉ đạo khắc phục quyết liệt để không tái diễn trong năm học 2014-2015. Thực tế đã có những chuyển biến tích cực nhưng theo tìm hiểu của phóng viên, có trường vẫn còn tình trạng “lách” quy định để thu không đúng với tinh thần chỉ đạo. Không ít phụ huynh miễn cưỡng đồng ý nộp vì có tâm lý nghi ngại nếu không thì con mình sẽ bị “để ý”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục