Một giờ học tại trường Tiểu học Hữu Nghị - TP Hòa Bình.

Một giờ học tại trường Tiểu học Hữu Nghị - TP Hòa Bình.

(HBĐT) - Cùng với các khoản thu bắt buộc theo quy định của ngành giáo dục, năm học 2015 - 2016, các khoản thu thỏa thuận đã khiến nhiều phụ huynh đau đầu, bức xúc. Với nhà có 2 con cùng đi học, đầu năm đã phải đóng từ 5 - 7 triệu đồng, ngoài khoản thu bắt buộc còn cả một danh sách dài các khoản cần phải đóng bằng hình thức “thỏa thuận” đã tạo nên tâm lý ức chế cho nhiều phụ huynh.

 

Là phụ huynh có con học tại trường mầm non Tân Thịnh B  (TP Hòa Bình), chị Nguyễn Thị Thương bất ngờ khi khoản thu đầu năm nay cao hơn hẳn năm trước. Năm nay, các khoản đóng đầu năm trên 3 triệu đồng được chia làm 2 đợt để giảm tải áp lực cho phụ huynh. Có hơn 10 khoản thu phí, nhưng khoản thu lớn nhất là tiền mua điều hòa hơn 800.000 đồng/cháu. Chị Thương cho biết: “Mình không thể nhớ hết từng khoản cần phải đóng vì có quá nhiều mục, hơn nữa, nhà trường cũng không phát cho phụ huynh danh sách các khoản đóng mà chỉ đọc thông báo tại cuộc họp đầu năm. Trong lớp có phụ huynh không đồng ý, tuy nhiên quyết định lại theo đa số nên những gia đình có hoàn cảnh khó khăn vẫn phải gồng mình lên đóng theo mọi người”.  

Cũng là khoản đóng mua sắm điều hòa nhưng với trường mầm non Chăm Mát (TP Hòa Bình) có vẻ nhẹ nhàng hơn. Ngoài mua máy điều hòa, phụ huynh còn phải đóng thêm tiền kéo đường dây điện về các lớp, mỗi cháu phải đóng 620.000 đồng, được chia làm 3 đợt. Có thể nói, năm nay khoản thu thỏa thuận để mua điều hòa phục vụ học sinh có trong danh sách đóng góp đầu năm của nhiều trường. Có con đang theo học tại trường tiểu học Lý Tự Trọng, sau khi họp phụ huynh đầu năm, chị Nguyễn Thị Tuyết cho biết: Tôi được biết, khi họp phụ huynh để bàn bạc, nhiều lớp gặp phải sự phản đối và không đi đến thống nhất. Nhiều phụ huynh không đồng ý, nhà trường đã phát cho mỗi phụ huynh 1 phiếu thăm dò ý kiến và có kết luận, nếu có từ 70% phụ huynh đồng ý sẽ quyết định thu theo đa số. Hay như ở trường mầm non Tân Thịnh, chị Nguyễn Thị Huyền có con năm nay học lớp 5 tuổi không đồng ý đóng vì lý do các cháu chỉ còn học 1 năm là ra trường. Sau một hồi giải trình của hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh, đa số phụ huynh phải miễn cưỡng đồng ý.  

Riêng đối với những khoản đóng góp cho Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng có nhiều điều đáng bàn. Việc đóng quỹ này cũng phải dựa trên nguyên tắc có sự bàn bạc thống nhất của tất cả phụ huynh trong lớp và công khai kế hoạch thu, chi. Theo quy định của Thông tư số  55/ 2011/TT-BGDĐT ngày 22 /11/2011 ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh có quy định: Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh như mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục... Tuy nhiên, nhiều trường quỹ của cha mẹ học sinh đóng góp được sử dụng vào các hoạt động như trang trí lớp đầu năm, hỗ trợ chủ đề học các tháng, hoạt động chung trên lớp... Cũng chính vì vậy, ngay trong 1 trường đã có sự chênh lệch các khoản thu quỹ. Đơn cử như trường THCS Lê Quý Đôn (TP Hòa Bình) có lớp đóng quỹ 400.000 đồng/học sinh, có lớp lại đóng 600.000 đồng/ học sinh. Tại trường tiểu học Cù Chính Lan (TP Hòa Bình), quỹ lớp và quỹ trường đều được thu 250.000 đồng/ học sinh...   

Theo ghi nhận của phóng viên, các trường đều thực hiện thu phí đầu năm đúng theo tinh thần, hướng dẫn là công khai, minh bạch. 100% trường tổ chức cuộc họp đầu năm, thông báo công khai các khoản thu. Tuy nhiên, hầu hết các các khoản thu mà nhà trường đưa ra đều đã được “chốt hạ”. Tại cuộc họp đầu năm chỉ có tính chất thông báo, giáo viên chủ  nhiệm đưa ra danh sách các khoản thu tới phụ huynh và lấy chữ ký với danh nghĩa tự nguyện. Với tâm lý không muốn ảnh hưởng đến việc học tập của con em mình, hầu hết phụ huynh không có ý kiến gì mà chỉ ngậm ngùi đóng cho xong.  

Đồng chí Phan Văn Sỹ, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính (Sở GD & ĐT) cho biết: Theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT, những khoản thu thỏa thuận để phục vụ cho học sinh như tiền bán trú, tiền ăn trưa đối với lớp học 2 buổi/ngày nhà trường tổ chức thu nhưng phải thực hiện đầy đủ các điều kiện sau: có dự toán chi tiết cho các khoản thu, chi; công khai với cha mẹ học sinh để thống nhất mục đích thu, chi và chỉ thu khi người nộp tự nguyện. Nhà trường phải đảm bảo thực hiện dân chủ, công khai, có văn bản thỏa thuận tới từng cha mẹ học sinh về cả mức thu, nội dung chi với nguyên tắc “thu đủ chi” trên tinh thần tự nguyện và có sự thống nhất trong Ban giám hiệu nhà trường, các khoản thu này phải theo dõi trên sổ sách kế toán. Sở đã có văn bản gửi đến phòng GD & ĐT các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý thu chi tài chính, nếu phát hiện trường nào vi phạm, lạm thu đầu năm sẽ có phương án xử lý, khắc phục theo quy định.

 

 

                                                                             Hồng Nhung

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục