Ông Nguyễn Văn Vĩnh và cuốn sổ tay công tác khuyến học của chi họ Nguyễn từ năm 1988.

Ông Nguyễn Văn Vĩnh và cuốn sổ tay công tác khuyến học của chi họ Nguyễn từ năm 1988.

(HBĐT) - Ở tổ 11, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) ai cũng biết đến truyền thống hiếu học của gia đình cụ Nguyễn Văn Dày. Các cụ là những người lao động tay chân thuần túy, ít được học hành nhưng đã nuôi dạy con cháu thành đạt và giữ được truyền thống đoàn kết, hiếu học trong gia đình.

 

Từ những năm 50 của thế kỷ trước, đời sống gia đình thiếu thốn, chạy ăn từng bữa nhưng cụ ông Nguyễn Văn Dày luôn khuyến khích các con khắc phục đói nghèo để học tập với phương châm “Con cháu nào có sức học lên đến đâu thì cụ tạo điều kiện đến đó, không phân biệt gái, trai”. Anh, chị nào đi làm hay lập gia đình riêng đều tự nguyện đóng góp, đỡ đần cho các em ăn học. Năm 1988, cụ Dày đã thành lập được quỹ khuyến học gia đình. Thời đó, các con cụ đóng góp bằng gạo, thóc hoặc tiền mặt. Cụ đều ghi chép vào sổ sách cẩn thận, minh bạch, công khai tạo tâm lý thoải mái cho các thành viên trong gia đình.

 

Tiếp nối truyền thống, quan điểm tiến bộ của bố, các con của cụ đã nỗ lực học tập, noi gương. ông Nguyễn Văn Vĩnh, trưởng chi họ Nguyễn cho biết: Điều phấn khởi nhất đối với gia đình là con cháu luôn yêu thương, đoàn kết, bảo ban nhau phát huy truyền thống hiếu học của gia đình. ông bà, cha mẹ, anh chị luôn là tấm gương cho con cháu noi theo và học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống. Để khơi dậy, động viên tinh thần vươn lên của mỗi thành viên, hàng năm, dòng họ tổ chức 2 ngày gặp mặt gia đình để báo cáo với ông bà tổ tiên và khen thưởng con cháu có thành tích tốt trong học tập. Quan điểm của gia đình là việc khen thưởng để khuyến khích, chính vì vậy có những cháu trong dòng họ dù chưa đạt kết quả tốt trong học tập vẫn được khen vì điểm tích cực nào đó.

 

Để tạo nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên, hàng năm, vào các dịp gặp mặt, chi họ Nguyễn phát động đóng góp, ủng hộ quỹ khuyến học gia đình. Trung bình mỗi hộ đóng góp 100.000 đồng, có hộ đóng góp 1 triệu đồng. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình ủng hộ nhiều hiện vật có giá trị tại nhà thờ họ và phòng truyền thống của gia đình, đây cũng là một hình thức giáo dục con cháu phấn đấu học tập, thành tài.

 

Chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng dòng họ học tập, ông Nguyễn Văn Vĩnh tự hào: Để khơi dậy lòng tự hào, ý chí quyết tâm vượt khó vươn lên của mỗi thành viên trong dòng họ, những người lớn tuổi trong gia đình luôn giáo dục con cháu biết về truyền thống tốt đẹp của dòng họ. Cùng với việc vận động quyên góp quỹ để khen thưởng, động viên các cháu, các gia đình thường xuyên quan tâm, quản lý con em mình học tập ở nhà cũng như ở trường, tránh xa tệ nạn xã hội. Con học cha, em học anh, dòng họ Nguyễn hiện có 85% thành viên có trình độ đại học, trong đó 1 người vinh dự nhận giải thưởng Hồ Chí Minh, 1 thầy thuốc ưu tú, 19 thạc sỹ và nhiều giải thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp tỉnh.

 

                                                                                     

 

                                                              H.Nhung

 

 

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục