(HBĐT) - Những người không may bị nhiễm HIV/AIDS phần lớn đều có cuộc sống khó khăn, điều kiện để được chăm sóc sức khỏe rất hạn chế. Bản thân họ phải chịu nhiều áp lực về tinh thần và vật chất. Có thể nói, với họ, khó khăn chồng chất khó khăn. Tuy vậy, được chăm sóc sức khỏe với các chính sách ưu việt của Nhà nước là mong muốn từ rất lâu của bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.

 

Công tác phòng - chống HIV/AIDS của tỉnh luôn được sự quan tâm của các cấp, ngành. Tỉnh ta là 1 trong 6 tỉnh, thành phố trong cả nước tiên phong trong công tác kiện toàn cơ sở điều trị HIV/AIDS tại các bệnh viện và thực hiện điều trị ARV cho người nhiễm HIV được quỹ BHYT chi trả. Hiện nay, Hòa Bình có 957 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS còn sống được quản lý, phân bố không đều giữa các huyện, thành phố. Có gần 900 người nhiễm HIV được điều trị ARV tập trung tại 3 cơ sở điều trị, trong đó có 1 cơ sở điều trị đặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, 2 cơ sở điều trị đặt tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Mai Châu và Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn. Trước đây, thuốc điều trị ARV và một số dịch vụ y tế phần lớn do nguồn viện trợ quốc tế tài trợ. Tuy nhiên, hiện nay, các nguồn viện trợ cho điều trị HIV/AIDS đang giảm dần và chưa cam kết viện trợ sau năm 2017. Trong khi nguồn viện trợ bị cắt giảm, ngân sách trong nước hạn chế, nhu cầu điều trị bằng kháng vi rút ARV ngày càng tăng. Để đạt được mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 và việc điều trị nhiễm HIV/AIDS được bền vững theo chỉ đạo của Bộ Y tế, tỉnh ta đang từng bước đưa hoạt động về điều trị HIV vào hệ thống y tế và xác định nguồn BHYT sẽ là nguồn lực chính cho hoạt động này.  

Người tham gia BHYT nhiễm HIV khi đi khám, chữa bệnh HIV/AIDS và người tham gia BHYT khi sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS được hưởng quyền lợi và mức hưởng theo quy định của pháp luật về BHYT. Đồng thời được quỹ BHYT chi trả về thuốc (bao gồm cả thuốc ARV), hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT; xét nghiệm HIV đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sinh con theo yêu cầu chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh nếu không được các nguồn kinh phí khác chi trả; kỹ thuật đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV; khám bệnh, xét nghiệm HIV, thuốc ARV và các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS khác đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV; xét nghiệm HIV theo yêu cầu chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh; xét nghiệm HIV, điều trị kháng thuốc HIV đối với người phơi nhiễm với HIV, người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro (trừ các trường hợp tai nạn rủi ro nghề nghiệp đã được ngân sách Nhà nước chi trả); điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội.  

Người tham gia BHYT nhiễm HIV được đăng ký khám - chữa bệnh BHYT ban đầu tại các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn nơi sinh sống. Trường hợp có nhu cầu, người tham gia BHYT được đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu tại một cơ sở khám, chữa bệnh HIV/AIDS trong địa bàn cấp huyện, cấp tỉnh. Người tham gia BHYT nhiễm HIV được thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu vào đầu mỗi quý theo quy định của Luật BHYT và theo hướng dẫn của cơ quan BHYT nơi phát hành thẻ BHYT.  

 

                                                                   Minh Thủy 

                                            (Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh)  

 

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục