(HBĐT) - Virus Zika (ZIKV) là một vi rút RNA (arbovirus) thuộc chi Flavivirus họ Flaviviridae được lây truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedesbị nhiễm. Tên của vi rút lấy tên của khu rừng Zika, gần hồ Victoria ở Uganda, nơi đã được tìm thấy ca bệnh đầu tiên vào năm 1947.

 

Sinh bệnh học nhiễm virut Zika:

 Thời gian ủ bệnh trong muỗi khoảng 10 ngày. Vật chủ là khỉ và người. Vi rút Zika được giả thiết bằng việc xâm nhiễm vào các tế bào gai (dendritic cells) gần vị trí vết đốt, sau đó đi vào các hạch bạch huyết và dòng máu. Vi rút nhân lên trong bào tương của tế bào vật chủ.  

Triệu chứng lâm sàng:  

Thời gian ủ bệnh từ vài ngày đến một tuần. Biểu hiện lâm sàng: khoảng 20% các trường hợp nhiễm vi rút Zika có triệu chứng lâm sàng. Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng: Sốt nhẹ 37.50c  -380c; ban dát sẩn trên da; đau mỏi người; đau đầu, đau mỏi cơ khớp;     viêm kết mạc mắt; các triệu  trứng lâm sàng thường nhẹ, kéo dài từ 2 - 7 ngày; có thể có biến chứng về thần kinh: Hội chứng Guillain - Barre, hội chứng não bé ở trẻ sinh ra từ bà mẹ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai.  

Điều trị:  

Điều trị triệu chứng là chính, bao gồm: Nghỉ ngơi, hạ sốt bằng paracetamol, không sử dụng aspirin và các thuốc giảm đau NSAID (ibuprofen…) khi chưa loại trừ được sốt xuất huyết. Bồi phụ nước và điện giải. Vệ sinh mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9%. Theo dõi các biểu hiện tổn thương thần kinh như yếu, liệt cơ,...  

Đối với phụ nữ có thai cần hội chẩn chuyên khoa sản để theo dõi bất thường về thai nhi: Theo dõi siêu âm thai mỗi 2 tuần một lần để phát hiện sớm tình trạng đầu nhỏ hoặc vôi hóa não ở thai nhi. Phụ nữ có thai trên 15 tuần bị nhiễm vi rút Zika có thể chỉ định chọc ối làm xét nghiệm RTPCR hoặc lấy máu cuống rốn để làm xét nghiệm huyết thanh. Trẻ bị dị tật não bé hoặc có tiền sử mẹ nhiễm vi rút Zika khi mang thai cần được theo dõi, đánh giá sự phát triển về tinh thần, vận động, đánh giá thị lực và điều trị các rối loạn như co giật, động kinh (nếu có).  

Mối quan hệ với tật đầu nhỏ và hội chứng làm tê liệt hệ thần kinh ở người lớn:  

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố những bằng chứng cho thấy có mối liên hệ giữa   virus Zika với hai hội chứng rối loạn thần kinh. Đó là gây teo não ở trẻ sơ sinh và hội chứng làm tê liệt hệ thần kinh ở người lớn (thường gọi là Hội chứng tự miễn dịch Guillain -Barré).  

Mối quan hệ với tật đầu nhỏ:  

Virus Zika được nói ảnh hưởng đếntrẻ sơ sinhvà làm đầu trẻ không phát triển bình thường, gọi là hiện tượng đầu nhỏ. Cácbệnh đầu nhỏ là sự thoái hóa hoặc dị dạng của não, người phụ nữ bị nhiễm vi rút trong 3 tháng đầu của thai kỳcó nguy cơ cao sinh con ra mắc bệnh tật đầu nhỏ.

 Hội chứng làm tê liệt hệ thần kinh ở người lớn:  

Theo các chuyên gia của WHO, hội chứng Guillain -Barré là một bệnh lý hiếm gặp khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công một phần hệ thần kinh ngoại biên. Những triệu chứng đầu tiên của chứng rối loạn này bao gồm nhiều cấp độ của những cảm giác suy yếu hoặc tê buốt ở chân tay và phần trên cơ thể. Những triệu chứng này gia tăng cho đến khi các cơ không còn sử dụng được nữa và người bệnh gần như liệt hoàn toàn. Mặc dù có bệnh nhân hồi phục được song phần lớn vẫn tiếp tục cảm nhận mức độ suy yếu.  

            Kim Tuất (TH) 

          (Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh)

 

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm lây lan ra cộng đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, một số bệnh truyền nhiễm (BTN) như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu... đã xuất hiện ở một số tỉnh phía Bắc, tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập địa bàn tỉnh và lan rộng nếu không được giám sát, phát hiện và xử trí kịp thời. Cùng với đó, nhu cầu giao thương, du lịch của người dân lớn. Các hoạt động tập trung dịp đầu năm học và Tết Trung thu… có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm và bùng phát các dịch BTN trong cộng đồng.

Các địa phương cần tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu

Tỉnh Hà Giang và Điện Biên đã ghi nhận 3 ca tử vong do bệnh bạch hầu. Trước tình hình bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp, ngày 18/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.

Khởi động Dự án Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với tổ chức Orbis họp khởi động Dự án "Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình” do tổ chức Osbis viện trợ.

Hãy lắng nghe tiếng nói, tâm tư của người bệnh

Ngày An toàn người bệnh thế giới (17/9) năm 2023 được Tổ chức Y tế thế giới đưa ra chủ đề là "Người bệnh tham gia để bảo đảm khám, chữa bệnh an toàn” nhằm nhấn mạnh vai trò trung tâm của người bệnh, người nhà người bệnh và những người chăm sóc người bệnh trong việc bảo đảm an toàn khám, chữa bệnh. Khi người bệnh được tham gia, hiểu biết về quá trình sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy an tâm và hoạt động khám, chữa bệnh cũng vì thế được an toàn hơn.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Đa dạng hoạt động xã hội, từ thiện

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh khẳng định: Thời gian qua, cùng với không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, BVĐK tỉnh luôn chú trọng công tác xã hội, từ thiện. Từ các hoạt động hỗ trợ người dân, đặc biệt là người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân

Lãnh đạo BHXH Việt Nam chỉ đạo hỗ trợ và tập trung tạo mọi điều kiện tốt nhất đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục