Đã có hàng ngàn người Mỹ bị nhiễm vi rút Zika và hàng trăm người trong số đó là phụ nữ mang thai, khiến những đứa con chưa sinh của họ có nguy cơ bị một dị tật bẩm sinh hiếm gặp gọi là tật đầu nhỏ.

 

Các Viện Y tế quốc gia Mỹ đang hợp tác với các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Florida và Đại học Johns Hopkins để tìm biện pháp ngăn không cho Zika nhân lên trong cơ thể và giết chết các tế bào não của thai nhi.

Thuốc nicolsamide
Thuốc nicolsamide

Trong nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nature Medicine, các nhà nghiên cứu đã khám phá tiềm năng của hai thuốc đã được FDA phê duyệt và hiện đang có mặt trên thị trường. Phát hiện của họ cho thấy loại thuốc mang tính đột phá có tên là Nicolsamide, thường được sử dụng để điều trị sán dây, có hiệu quả ngăn chặn vi rút, dị tật bẩm sinh, và không gây hại cho phụ nữ mang thai. Mặc dù còn cần thêm những thử nghiệm để điều chỉnh thuốc cho bệnh nhân nhiễm vi rút Zika, nhưng trên lý thuyết các bác sĩ có thể kê đơn Nicolsamide ngay từ bây giờ.

"Thường phải mất nhiều năm, nếu không nói là hàng thập kỷ, để phát triển một thuốc mới," Hongjun Song, chuyên gia về bệnh thoái hóa thần kinh tại Trường Y Johns Hopkins phát biểu. "Trong tình huống khẩn cấp này của y tế toàn cầu, chúng ta không có thời gian. Vì vậy, thay vì sử dụng các thuốc mới, chúng tôi chọn cách sàng lọc các loại thuốc hiện có. Bằng cách này, chúng tôi hy vọng sẽ tạo ra một liệu pháp nhanh chóng hơn nhiều."

Vì vi rút gây tổn thương nặng cho thai nhi, dẫn đến teo não, các nhóm nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới đã rất tích cực tìm biện pháp chữa trị trước khi có thêm nhiều đứa trẻ chào đời với căn bệnh gây tàn phế này. Theo Mayo Clinic, dị tật có thể gây ra chậm phát triển, khó phối hợp động tác và thăng bằng, còi cọc, biến dạng khuôn mặt, tăng động, chậm phát triển tâm thần, và co giật.

Virus Zika có thể lây truyền qua muỗi hoặc qua đường tình dục, đó là lý do tại sao nếu có thể ngăn chặn sự nhân lên của bệnh trong cơ thể và gây hại cho các tế bào não thai nhi thì tỷ lệ mắc bệnh dự đoán sẽ giảm xuống. Các nhà nghiên cứu dang hướng tới thuốc Nicolsamide với hy vọng có thể dùng nó để đặt nền tảng cho một thuốc điều trị lâu dài hơn.

"Chúng tôi tập trung vào những hợp chất có con đường đưa vào sử dụng lâm sàng ngắn nhất", Hengli Tang, trường Đại học bang Florida nói. "Đây là bước đầu tiên tiến tới một liệu pháp có thể chặn đứng sự lây truyền của căn bệnh này”.

 

 

                                                                     Theo Dân trí

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục