(HBĐT) - Theo lộ trình thực hiện bước 2, liên Bộ Y tế - Tài chính đã điều chỉnh viện phí bước 2 thành 4 đợt. Theo đó, đợt 1 thực hiện trước ngày 15/8/2016 đối với 16 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dân số tham gia BHYT trên 85%, trong đó có tỉnh Hòa Bình. Mức tăng giá viện phí bao gồm các chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và chi phí tiền lương bình quân tăng khoảng 18% so với mức giá áp dụng từ ngày 1/3/2016. Với đợt điều chỉnh giá lần này, những dịch vụ kỹ thuật có chi phí tiền lương cao như tiền ngày giường, các phẫu thuật nặng được xếp loại đặc biệt. Các dịch vụ sử dụng ít nhân lực, chi phí tiền lương trong giá dịch vụ thấp như các dịch vụ chiếu chụp, chẩn đoán, xét nghiệm thì có mức tăng thấp hơn.

 

  Y sĩ Khoa Phẫu thuật sọ não, cột sống - ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh hỏi thăm sức khỏe bệnh nhân.

Anh Quách Đình Dũng ở phường Đồng Tiến (thành phố Hòa Bình) cho biết: Vợ tôi phải chạy thận liên tục 7 năm nay, sống ở bệnh viện còn nhiều hơn ở nhà. Để điều trị bệnh cho vợ, gia đình gần như khánh kiệt. Tuy có thẻ BHYT nhưng vợ tôi không được thanh toán 100%. Gần đây, khi mỗi lần thanh toán chi phí lại tăng lên. Tôi thật sự lo lắng, nếu như viện phí tăng lên nữa, chúng tôi chưa biết sẽ tính sao. Chỉ mong Nhà nước xem xét, hỗ trợ để vợ tôi còn có điều kiện được tiếp tục chữa bệnh.

Cùng tâm trạng, chị Bùi Thị Lanh ở huyện Kim Bôi lo lắng: Tôi bị suy thận mạn tính. Tham gia BHYT theo diện cùng chi trả 20% viện phí mà tháng nào tôi cũng phải trả gần 3 triệu đồng, chưa kể tiền thuốc để hỗ trợ sức khoẻ. Thu nhập vợ chồng tôi mỗi tháng chỉ khoảng 6 triệu đồng, một nửa dành cho tôi điều trị bệnh; nửa còn lại lo chi phí ăn học cho con; chi tiêu trong gia đình rất chật vật. Từ tháng 9 này, tôi thấy viện phí tăng lên vài trăm nghìn đồng, thêm áp lực lớn với gia đình. Mong Nhà nước có cơ chế riêng với những hoàn cảnh như chúng tôi.

 

Bác sĩ Dương Hải Thành, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Bôi cho biết: Trước việc tăng viện phí và các kỹ thuật, chúng tôi mừng và lo. Mừng là việc chi trả qua khám, điều trị BHYT, thu nhập cán bộ, y, bác sĩ được nâng lên. Các y, bác sĩ yên tâm công tác nên việc phục vụ bệnh nhân được tốt hơn trước. Tuy nhiên, nếu chúng tôi phục vụ không tốt, bệnh nhân sẽ lựa chọn đơn vị khác để khám, chữa bệnh, như vậy quỹ BHYT sẽ “chạy” sang nơi khác. Với những đơn vị có nguồn thu thấp vì không có giường bệnh, chỉ khám ngoại trú như đơn vị chúng tôi thì thực sự chưa đủ sức kham nổi việc tự chủ về tài chính. Cùng chung quan điểm với bác sĩ Thành, đồng chí Trần Quang Thường, Giám đốc BHXH huyện Yên Thủy cho biết: Tăng viện phí qua thanh toán BHYT đã được chi trả cho ngành y tế cải thiện đời sống của y, bác sĩ cũng như chủ động được nguồn lực đầu tư trang thiết bị của ngành. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chi vượt quỹ BHYT trong năm nay. Nếu không kiểm soát tốt nguồn quỹ BHYT, trong những năm tới, quỹ này sẽ mất kiểm soát. Do vậy, ngành y tế cần kiểm soát tốt việc thanh toán qua thẻ BHYT đảm bảo an sinh xã hội.

 

Đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc BHXH tỉnh cho biết: Qua 6 tháng đầu năm thì số lượt khám ngoại trú, chi phí khám nội, ngoại trú, xét nghiệm… qua thẻ BHYT đều tăng và chi khám - chữa bệnh vượt quỹ hơn 28 tỷ đồng, tương ứng vượt 11% số quỹ. ước tính hết năm nay, cả tỉnh vượt quỹ trên 100 tỷ đồng. Đây là áp lực lớn cho ngành BHXH và ngành y tế trong thời gian tới.

 

                                                                                         

                                                                              Việt Lâm

 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Huyện Kỳ Sơn quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng y tế

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Đình Lương, Trưởng phòng Y tế huyện Kỳ Sơn cho biết: Công tác y tế cơ sở là một trong những lĩnh vực được huyện dành nhiều quan tâm. Từ nguồn kinh phí của tỉnh, huyện, trong những năm qua, huyện đã đầu tư xây dựng mới 5 trạm y tế xã với công trình nhà 2 tầng đầy đủ các phòng chức năng, khu tường bao, biển cổng, công trình phụ trợ đáp ứng yêu cầu chuẩn quốc gia về y tế xã với nguồn vốn đầu tư từ 4 - 5 tỉ đồng /trạm, gồm trạm y tế các xã: Mông Hoá, Hợp Thịnh, Hợp Thành, Phúc Tiến, Dân Hạ.

Phát hoảng với thực phẩm không rõ nguồn gốc ở chợ Chiềng

(HBĐT) - Chợ Chiềng, xã Tân Lập (Lạc Sơn) được xem là một chợ lớn trong khu vực Mường Vó. Theo thông lệ, mỗi tuần chợ Chiềng có 2 phiên họp vào thứ ba và thứ sáu. Nơi đây trở thành đầu mối tập trung mua bán, trao đổi hàng hoá giữa người dân ở các xã: Tân Lập, Miền Đồi, Tuân Đạo, Quý Hoà. Trước đây, hàng hoá được mang đến chợ chủ yếu là các sản phẩm nông sản của người dân địa phương sản xuất. Do sự giao thương ngày càng được mở rộng, hiện nay ở chợ Chiềng có đủ các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ đời sống người dân.

Câu lạc bộ Ngân hàng máu sống tỉnh tổ chức hiến máu tình nguyện

(HBĐT) - Ngày 21/9, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Câu lạc bộ Ngân hàng máu sống tỉnh tổ chức hiến máu tình nguyện lần 2, năm 2016.

Phát hiện sớm ung thư đường sinh sản

(HBĐT) - Ung thư đường sinh sản là các ung thư xuất phát từ phần phụ của nữ giới. Gọi là phần phụ, song thực chất đây là cơ quan chính có chức năng sinh sản gồm các bộ phận quan trọng như buồng trứng, vòi trứng, tử cung, cổ tử cung, âm đạo và bộ phận sinh dục ngoài. Đáng lo ngại là những cơ quan này lại có nguy cơ ung thư cao hơn nhiều lần so với các bộ phận khác trên cơ thể.

Lãnh đạo tỉnh làm việc với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

(HBĐT) - Chiều 19/9, tại Hà Nội, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh làm việc với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Tham gia đoàn có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở Y tế, Tài chính, KH&ĐT, Văn phòng Tỉnh ủy và UBND tỉnh.

Dịch Zika bủa vây, các bộ trưởng y tế ASEAN họp khẩn

Chiều 19/9, Bộ trưởng Bộ Y tế 10 quốc gia ASEAN đã họp khẩn trực tuyến, cùng bàn luận đối phó với dịch bệnh do vi rút Zika đang có xu hướng lan rộng ở các quốc gia này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục